Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2021 | 13:2

Mùa lấy mật ở Minh Thành

Một chiều cuối tháng 3, chúng tôi tìm về Minh Thành (Yên Thành, Nghệ An), thăm gia đình anh Lăng Trọng Tư ở xóm 8 để nghe kể về nghề nuôi ong nội lấy mật.

Dạo quanh các thùng ong, sau khi giới thiệu về đàn ong, anh Tư tâm sự, thuở mới tập tành nuôi ong tôi mua 10 thùng ở huyện Đô Lương về, hiện gia đình có khoảng 500 thùng vừa nuôi ong lấy mật và bán ong giống.

 

20210325_153350.jpg
Anh Lăng Trọng Tư (xóm 8, xã Minh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) bén duyên với mô hình nuôi ong nội lấy mật.

Anh Tư tâm sự: “ở đây người ta nuôi ong nội chứ không phải ong ngoại hay như các mô hình nuôi công nghiệp khác. Con ong nội là ong của người Việt Nam, loài giống ít bệnh, chất lượng mật tốt, đảm bảo. Ngoài ra, làm trang trại kết hợp với nuôi ong lấy mật rất tiện lợi, tiết kiệm chi phí, vì có thể khai thác được nguồn nguyên liệu tự nhiên của hoa rừng. Gia đình tôi đang tiếp tục nhân đàn để nâng cao thu nhập”.

 

20210401_130020.jpg
Thuở mới tập tành nuôi ong, anh Tư mua 10 thùng, hiện gia đình có khoảng 500 thùng vừa nuôi ong lấy mật và bán ong giống.

"Ở Nghệ An, thời tiết từ tháng 2 - 6 âm lịch rất thuận tiện, rừng bạt ngàn, nuôi ong rất lý tưởng. Đầu năm 2018, gia đình tôi mới triển khai nuôi ong, sau một thời gia, có thể lạc quan khẳng định, nuôi ong mật ở đây đang “hot”, là mô hình hái ra tiền. Từ cuối tháng 1 - 5 âm là mùa lấy mật, trung bình mỗi thùng ong cho thu hoạch mật 4 lần tùy theo thời tiết, mật quay đến đâu đều được người dân đặt mua hết đến đấy. Một mùa, tôi thu về khoảng 800 chai mật, bán ra thị trường với giá 200.000đ/chai, trừ chi phí, có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng", anh Tư cho biết.

 

20210401_130147.jpg
5 cầu mật quay được 2 đến 3 chai mật ong.

Hỏi về bí quyết nuôi ong nội lấy mật, anh Tư bật mí: "Thực ra nuôi ong không khó. Tuy vậy, yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả là chọn giống, tức là con ong chúa. Đồng thời, phải nắm bắt được diễn biến sức khỏe của từng đàn. Ong là loài vật rất nhạy cảm với thời tiết dễ nhiễm bệnh. Phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách, ong thợ năng bay đi lấy phấn hoa, tạo nhiều mật và ngược lại. Để thực hiện được mô hình, điều kiện cần nhất là có một khu vườn để đặt thùng ong và che mát cho nó”.

 

20210401_130131.jpg
Những giọt mật ong sóng sánh vàng là thành quả của sự cần cù, chịu khó và tỉ mỉ của người đàn ông ngoại tứ tuần Lăng Trọng Tư.

Sau mùa lấy mật, các tổ ong phải đưa vào thời kỳ nghỉ dưỡng. Nếu đã quá già, phải thay ong chúa mới. Thời kỳ dưỡng, do mùa mưa, ong ít có khă năng bay đi lấy phấn hoa, nên phải bổ sung thức ăn thường xuyên, chủ yếu là đường, hoặc mật của chính nó.

Đây là mô hình nuôi ong nội lấy mật nên được nhân rộng.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top