Những ngày này, người nông dân trồng hồng ở huyện Nam Đàn đang bước vào mùa thu hoạch. Theo người dân địa phương, hồng năm nay trĩu quả hơn các năm.
Dưới chân Đại Huệ, các xã như Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh… (Nam Đàn) đều trồng hồng, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Nam Anh với gần 100 ha. Hộ trồng ít thì vài sào, hộ trồng nhiều từ 1,5 – 2 ha.
Được xem là thủ phủ trồng hồng, đã từ lâu, quả hồng là thương hiệu của người dân xã Nam Anh. Hễ nhắc đến Nam Anh người ta nghĩ ngay đến hồng và ngược lại. Hồng cậy, hồng gáo, hồng trái tim… (xã Nam Anh) là nét riêng, đặc trưng của người dân nơi này trong phát triển kinh tế.
Chúng tôi ghé gia đình ông Bùi Đình Yên (xóm 7, xã Nam Anh) thăm vườn hồng 60 gốc, diện tích 1 ha của ông. Dưới gốc hồng, ông tâm sự: “Gia đình tôi trồng hồng được gần 30 năm rồi, ở đây người ta trồng hồng cậy và hồng trái tim. Gọi là hồng cậy là bởi từ thời ông cha đã trồng như thế rồi, cũng không biết giống hồng này từ đâu ra, chỉ biết từ khi lớn lên đã có”.
Ông cho biết thêm, nếu trồng hồng ghép thì thường sau 3 năm mới có quả, nhưng nếu là hồng rễ thì tận 10 năm mới có quả. Nhìn đẹp mắt thế thôi, nhưng phải thật chịu khó, kiên nhẫn và đam mê mới chăm sóc được những vườn hồng như thế này.
Mùa hồng thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 11. Quả hồng khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, sau đó là đỏ. Khi hồng chuyển sang màu vàng là người dân bắt đầu thu hoạch, nếu để hồng chín mọng, mềm, sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Năm nay, hồng được mùa sai quả hơn so với các năm trước, mỗi gốc thu về khoảng 1 tạ quả hồng, ông Yên nói.
Ông Trần Văn Nam, phụ trách nông nghiệp xã Nam Anh thông tin: “Toàn xã có khoảng 100 ha diện tích trồng hồng; hồng được trồng nhiều ở các xóm 4, 5, 6, 7, 8. Năm nay, nắng lắm, mưa nhiều nên cây hồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao hơn mọi năm nên năng suất cũng tăng lên nhiều. Hồng trứng có giá 25.000 - 30.000đ/kg, còn hồng cậy chỉ từ 7.000 - 12.000đ/kg”.
Hồng Nam Anh như “vàng trong cát”, quả to đều, màu đẹp, ăn giòn và ngọt nên rất được các thương lái ưa chuộng.
Rồi đây, những quả hồng trứng, cậy hay hồng trái tim không chỉ đem lại bước tiến mới trong phát triển nông nghiệp xã nhà, mà còn là địa điểm du lịch cộng đồng. Hơn thế nữa, với chương trình “mỗi xã một sản phẩm” thì cây hồng xứng đáng là cây chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cho bà con nơi đây.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…