Đất thuộc quyền sở hữu của gia đình chính sách, đã sử dụng ổn định lâu dài, đóng thuế hàng năm và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng đã bị chiếm một phần. Điều đáng nói là chính quyền sở tại lại có ý “bao che” cho sai phạm.
Phần đất ông Khâm lấn chiếm của ông Dực.
Bỗng dưng mất đất
Theo đơn thư phản ánh của ông Lê Văn Dực ở thôn Trung Hòa, Hùng Tiến (Mỹ Đức - Hà Nội), gia đình ông được nhượng quyền sử dụng khu đất có diện tích 573m2, được cấp GCNQSDĐ ở tờ bản đồ số 02, thửa 127 cấp ngày 15/8/2002 từ người cháu ruột của mình.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Khâm, ở liền kề, đã tự động lấn chiếm trái phép, xây dựng công trình và làm ngõ trên mảnh đất thuộc phạm vi gia đình ông Dực quản lý.
Gia đình ông đã nhiều lần gửi đơn lên UBND xã Hùng Tiến đề nghị can thiệp giải quyết theo thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết thấu tình đạt lý, thậm chí chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “bao che” cho sai phạm trên.
Ông Dực bức xúc: Do thường xuyên phải đi công tác xa nhà nên đất của gia đình bị lấn chiếm một cách trắng trợn nhưng chính quyền xã không can thiệp. Hơn nữa, là hàng xóm với nhau, nếu người ta có lời về việc này, lẽ nào chúng tôi không tạo điều kiện. Nhưng họ lại dở trò “ăn cướp”!
GCNQSDĐ vẽ thêm bằng tay lấn chiếm đất của ông Dực (thừa kế từ ông Địch).
Chính quyền “bao che”?
Kêu cứu chính quyền xã không được, gia đình ông Dực gửi đơn đến UBND huyện Mỹ Đức. Ngay sau đó, Ban tiếp công dân huyện đã có văn bản giao xã Hùng Tiến xử lý vụ việc và báo cáo lại. Song sự việc đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Điều “trái khoáy” là, trong hồ sơ chính quyền xã Hùng Tiến cung cấp cho chúng tôi thì GCNQSDĐ của gia đình ông Dực thể hiện đúng hiện trạng thửa đất gia đình đang sử dụng. Nhưng GCNQSDĐ của gia đình ông Khâm lại được thể hiện thêm nét vẽ bằng tay lấn sang phần đất của ông Dực.
Khi được hỏi về việc này, ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND xã, cho hay: Việc cấp sổ đỏ là do huyện, chúng tôi không có chức năng. Lúc này tôi chưa làm lãnh đạo, mãi đến tháng 6/2004 tôi mới làm phó chủ tịch nên không nắm rõ vụ việc.
“Hòa giải không được, chúng tôi gửi lên Tòa án nhân dân huyện. Làm gì thì làm, thực tế nhà phải có ngõ đi, nếu cấm thì ông Khâm lấy đâu ngõ mà đi”, ông Lịch nói.
Khi được hỏi: Vụ việc này phức tạp, vượt thẩm quyền nên xã phải gửi lên tòa án, vậy trước đó, xã đã báo cáo lên huyện chưa?, ông Lịch trả lời: “Chúng tôi chưa báo cáo huyện”. Với vai trò quản lý nhà nước, chính quyền xã Hùng Tiến làm như vậy có đúng thủ tục quy định?
Theo thông tin chúng tôi có được, trước đây, gia đình ông Khâm mở cửa đi cùng ngõ với anh em ông nhưng do mâu thuẫn nên người anh em này đã bịt hẳn lối đi. Từ đây, ông Khâm mới có ý định lấn chiếm đất của ông Dực.
Mặt khác, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức cũng có Công văn số 156/2015/CV-TA ngày 7/7/2015 gửi UBND xã Hùng Tiến nêu rõ: “Việc hòa giải tại cơ sở chưa đúng theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn tại Mục 4, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, cụ thể: Những người tiến hành hòa giải đề nghị mời đúng và đủ các thành phần theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 88, Nghị định số 43/2014NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ”.
Cách ngồi như thế này của Chủ tịch UBND xã có hợp với tác phong làm việc nơi công sở?
Sau một hồi làm việc, quá đuối lý về những câu hỏi và chứng cứ mà chúng tôi đưa ra về việc ông Khâm chiếm đất của gia đình ông Dực, ông Lịch tỏ thái độ bất hợp tác, thậm chí thiếu tôn trọng và có những lời nói thiếu văn hóa và tháo giày bắt chéo hai chân lên ghế.
Thực hư việc GCNQSDĐ được vẽ thêm bằng tay của ông Khâm, cách hành xử của chính quyền xã Hùng Tiến và gia đình ông Dực có được đáp ứng đúng quyền lợi theo pháp luật, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.