Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 12 năm 2021 | 20:55

Năm 2025, diện tích cây ăn quả của Bắc Giang đạt khoảng 52.000 ha

Tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh này đạt khoảng 52.000 ha, tập trung phát triển các vùng sản xuất vải thiều, cây có múi, cây na chất lượng cao.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021- 2025 ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang phát triển theo hướng sinh thái, bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiềm năng (sản phẩm OCOP) có thế mạnh của tỉnh và của từng địa phương

Đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngành Nông nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng ở nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

 

 Đến năm 2025, diện tích cây vải ở Bắc Giang giữ ổn định khoảng 28.000 ha.

 

Tỉnh Bắc Giang đặt ra mục tiêu, trong giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2-2,5%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản ứng dụng công nghệ cao đạt 20%; tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp đạt 2,0%; tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước đạt 38,0%; giá trị sản xuất bình quân/ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt 100 triệu USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,5%; tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đạt 70%; thu nhập của dân cư nông thôn tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020.

Để kế hoạch thực hiện đạt theo các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân.

Cùng với đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; tuyên truyền nội dung các cơ chế chính sách, đề án, dự án, mô hình sản xuất hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp, thủy sản.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đã được Trung ương, tỉnh ban hành, đặc biệt là các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, chính sách tập trung ruộng đất...

 

 Diện tích bưởi của tỉnh khoảng 5.700 ha.

 

Đồng thời, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các chính sách, đề án để hỗ trợ phát triển sản xuất tạo thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, chuyên canh, khuyến khích thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hưu cơ.

Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, năng lực và vai trò các tổ chức hợp tác của nông dân trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi từ cung ứng dịch vụ đầu vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao theo định hướng quy hoạch kết hợp với các hình thức tổ chức tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản. 

 

Đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả của Bắc Giang đạt khoảng 52.000 ha, tập trung phát triển các vùng sản xuất vải thiều, cây có múi (cam, bưởi), cây na chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với trung tâm là Lục Ngạn, Lục Nam. Trong đó sản phẩm vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đạt 70% tổng sản lượng vải thiều của tỉnh.

Cụ thể, diện tích cây vải giữ ổn định khoảng 28.000 ha (trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 16.000 ha) tập trung tại Lục Ngạn (15.200 ha), Lục Nam (5.440 ha), Yên Thế (1.900 ha), Tân Yên (1.250 ha), với tổng sản lượng đạt 160.000 tấn

Diện tích cây cam đạt khoảng 5.000 ha (riêng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 3.300 ha), tập trung tại các huyện Lục Ngạn (4.150 ha), Lục Nam (400 ha), Sơn Động (140 ha), với tổng sản lượng đạt 62.500 tấn.

Cây bưởi với diện tích khoảng 5.700 ha (riêng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 2.500 ha), tập trung tại huyện Lục Ngạn (2.388 ha), Yên Thế (555 ha), Hiệp Hòa (437 ha), Lục Nam (425 ha), sản lượng đạt 55.650 tấn.

Cây na với diện tích tích 2.000 ha tập trung chủ yếu tại huyện Lục Nam (1.700 ha) với sản lượng 18.400 tấn. Trong đó, diện tích na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 1.000 ha.

Ngoài ra, để đa dạng hóa sản phẩm cây ăn quả trở thành trung tâm vùng cây ăn quả miền Bắc, các địa phương cũng đang mở rộng và phát triển một số loại cây đặc sản của địa phương như: Nhãn (3.300 ha), táo (1.100 ha), Ổi (800 ha), dứa (800 ha), vú sữa (100 ha),…

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

  • "Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập"

    UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024, với chủ đề: “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập”. Festival sẽ diễn ra từ ngày 11- 14/7 tại Thành phố Tam Kỳ.

  • Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Gặp Ths Dương Thị Ngân – nữ “thủ lĩnh” của Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hà Tĩnh (Sở KH&CN) tôi không khỏi khâm phục bởi bên trong vóc dáng nhỏ bé ấy lại là một nguồn nội lực, niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học để cải thiện chất lượng cuộc sống, chị cũng là người dành rất nhiều tâm huyết cho nông thôn mới Hà Tĩnh, luôn được đồng nghiệp tin yêu, người dân mến phục.

Top