Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 5 năm 2022 | 20:15

Năm 2050 có 184 cảng cá, 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030 dự kiến là 60.370 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngân sách.

Theo Bộ NN&PTNT, dự thảo Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang được Bộ lấy ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương có mục tiêu đến năm 2050, cả nước có 184 cảng cá, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng hơn 2,9 triệu tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

 

cangbien.jpg

Cả nước hiện có 92 trong tổng số 125 cảng cá đã được đầu tư, nâng cấp.

 

Theo Dự thảo, đến năm 2030, cả nước có 176 cảng cá gồm 37 cảng cá loại 1; 90 cảng cá loại 2 và 49 cảng cá loại 3, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2 triệu 960 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm: 30 khu cấp vùng, 130 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.600 tàu cá.

Trong thời kỳ 2021-2030, sẽ có các dự án quan trọng quốc gia là xây dựng 5 cảng cá loại 1 là cảng cá động lực trong các Trung tâm nghề cá lớn gồm: Cảng cá Bạch Đằng thuộc TP Hải Phòng; cảng cá Thọ Quang thuộc TP Đà Nẵng; cảng cá Bá Bạc thuộc tỉnh Khánh Hòa; cảng cá Gò Găng thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng cá Tắc Cậu thuộc tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thiết yếu các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão khác.

Tính đến nay, cả nước hiện có 92 trong tổng số 125 cảng cá đã được đầu tư, nâng cấp. Trong đó mới có 68 cảng cá được công bố mở cảng, các cảng cá còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc hiện tại chưa đủ điều kiện thực hiện việc công bố mở cảng theo quy định của Luật Thủy sản 2017 với quy mô 9.298 lượt tàu/ngày, tổng công suất lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế khoảng 1,8 triệu tấn/năm.

Cùng với đó có 83 trong tổng số 146 khu neo đậu tránh trú bão tàu cá được đầu tư, nâng cấp, trong đó mới có 74 khu neo đậu được Bộ NN&PTNT công bố, với sức chứa khoảng 50.885 tàu cá.

Với mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng thủy sản, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, cần đầu tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sẽ phải xuất phát từ nguồn lợi thủy sản, sản lượng thủy sản cho phép khai thác ở từng ngư trường; phù hợp với các chiến lược như: Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam… và các quy hoạch có liên quan, gắn với bảo vệ môi trường trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự kiến, tổng nhu cầu sử dụng đất và mặt nước theo quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030 khoảng 6.117 ha, bao gồm tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.038 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước khoảng 5.079 ha.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030 dự kiến là 60.370 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngân sách để tạo sức lan tỏa và thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự kiến, riêng giai đoạn 2021 - 2025 là 31.650 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là 28.720 tỷ đồng.

 

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top