Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 8 năm 2022 | 14:56

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người gửi tiền

Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính - ngân hàng.

Nâng cao nhận thức công chúng về chính sách BHTG góp phần thúc đẩy quá trình phổ cập thông tin tài chính quốc gia.

bao_hiem_tien_gui2.jpgBảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Ảnh DIV

 

Phổ biến kiến thức tài chính và vai trò của BHTG

Giáo dục tài chính được coi là phương thức bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả, là công cụ trợ lực hữu hiệu cho các chính sách điều hành, gián tiếp hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia như tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, người gửi tiền là hạt nhân trong hệ thống tài chính, cũng là đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính. Do đó, việc giáo dục tài chính cho người gửi tiền được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu, để các cá nhân nhận thức rõ vai trò của hiểu biết tài chính đối với bản thân và nền kinh tế, đồng thời góp phần hạn chế việc tham gia dịch vụ ngân hàng phi chính thức (chẳng hạn như tín dụng đen); tự tin trong giao dịch cũng như theo dõi khoản tiền tích lũy của mình tại các tổ chức nhận tiền gửi.

Theo số liệu được Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) công bố tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, độ bao phủ thông tin tín dụng quốc gia đã đạt trên 48,6 triệu chủ thể thông tin (cả pháp nhân và thể nhân), vượt trên 60% người trưởng thành của Việt Nam. Chiều sâu thông tin tín dụng đã đạt điểm tối đa 8/8 theo các tiêu chí đánh giá của Nhóm Ngân hàng Thế giới từ năm 2020. Để đạt được thành công như trên, những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các cơ quan liên quan, trong đó có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã phối hợp chặt chẽ, từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc triển khai các hoạt động phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung, chính sách BHTG nói riêng.

Là một cấu phần quan trọng trong hệ thống các cơ quan bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, thời gian qua, BHTGVN luôn tích cực tuyên truyền chính sách BHTG giúp nâng cao niềm tin công chúng đối với hệ thống TCTD, ổn định an ninh chính trị và đời sống xã hội. BHTGVN thường xuyên truyền thông rộng rãi về các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền lợi người gửi tiền như: hạn mức, quỹ BHTG, quy trình chi trả…; đồng thời phổ biến các quy định mới về chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tư vấn cho người gửi tiền. Thông qua đó, người dân không bị xao động bởi những luồng tin tiêu cực, thiếu minh bạch, tránh hành vi rút tiền hàng loạt, gây rối loạn thị trường.

Tích cực tuyên truyền chính sách BHTG - củng cố niềm tin người gửi tiền

Những năm qua, BHTGVN luôn tích cực đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền tới công chúng, lựa chọn phương pháp tương ứng với từng đối tượng công chúng mục tiêu. Các thông tin về chính sách BHTG, tin tức về thị trường tài chính – ngân hàng luôn được truyền tải đến người dân một cách rõ ràng, kịp thời để họ có hiểu biết đúng đắn, kiên định, tin tưởng vào chính sách của Nhà nước và yên tâm gửi tiền tại các TCTD.

BHTGVN đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng có độ lan tỏa cao như: báo/tạp chí có lượng độc giả lớn; kênh phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương; tọa đàm chính sách, phóng sự và tiểu phẩm… để tuyên truyền chính sách BHTG đến công chúng.

Cùng với đó, BHTGVN cũng sử dụng các kênh truyền thông chính thức của mình để góp phần vào công cuộc chuyển tải thông tin đến người gửi tiền, tiêu biểu là website BHTGVN với hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi năm, chuyên mục “Người gửi tiền nên biết” được thiết kế dành riêng cho người gửi tiền với nhiều tin/bài có giá trị thông tin thiết thực. Bản tin BHTG được xuất bản hàng quý được gửi tới tất cả các tổ chức tham gia BHTG, qua đó cung cấp thông tin tới những lãnh đạo và cán bộ giao dịch tại các đơn vị này, nhằm đảm bảo họ có kiến thức, hiểu biết về BHTG để tuyên truyền, giải thích cho người gửi tiền ở mức độ cơ bản nhất khi cần thiết. 

BHTGVN thường xuyên tổ chức phổ biến chính sách BHTG cũng như những kiến thức tài chính cơ bản cho người dân khắp các tỉnh thành, đặc biệt là người gửi tiền tại khu vực nông thôn, miền núi - đối tượng ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cũng như thông tin về loại hình dịch vụ này. Cụ thể, BHTGVN đã thực hiện lồng ghép tuyên truyền trong các sự kiện Đại hội QTDND; trong hoạt động thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội tại địa phương như Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc…; hay kết hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên sâu QTDND theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN.

Đồng thời, phối hợp với hệ thống bưu điện Việt Nam đặt standy, poster tại các điểm giao dịch, bưu điện văn hóa xã, bưu điện quận, huyện. Trung bình hàng tháng, mỗi bưu cục tuyến huyện tiếp nhận khoảng 300-400 lượt người dân tới giao dịch. Với độ phủ rộng và vươn xa của hệ thống bưu điện, chính sách BHTG đã được truyền tải tới vùng sâu, vùng xa, những xã miền núi, biên giới.

BHTGVN thực hiện khảo sát đối với người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG trên phạm vi toàn quốc dưới hình thức trực tuyến. Theo đó, đặc điểm về nhân khẩu học của nhóm người gửi tiền có hiểu biết cơ bản về chính sách BHTG cho thấy không có sự phân hóa rõ rệt giữa người gửi tiền ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị (với tỷ lệ lần lượt là 43% và 55,9%). Sự phân bố đồng đều này là kết quả của việc đẩy mạnh triển khai tuyên truyền chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, thu hẹp khoảng nhận thức giữa thành thị và nông thôn của BHTGVN những năm gần đây.         `

Để tiếp tục thúc đẩy việc nâng cao hiểu biết tài chính cho người gửi tiền, trong thời gian tới, BHTGVN cần đẩy mạnh  truyền thông chính sách trên tất cả các mặt: quy mô tuyên truyền, chiều sâu thông tin, mở rộng mạng lưới thông tin tới các đối tượng công chúng. Đặc biệt, cần sự kết nối thông suốt với các bên có liên quan, tạo sự thấu hiểu, đồng tình, hỗ trợ trong các hoạt động truyền thông. Do đó, cần sớm sửa Luật BHTG, trong đó bổ sung trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia tuyên truyền của các tổ chức BHTG, bởi đây cũng là đối tượng thụ hưởng chính sách, đồng thời cũng là đầu mối trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với người gửi tiền, có sự thuận lợi nhất định trong việc tuyên truyền chính sách BHTG cũng như phổ cập kiến thức tài chính đến người gửi tiền. 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top