Với những ưu điểm và giá trị gia tăng hấp dẫn, loại hình chung cư có thời hạn sử dụng đang ngày càng được khách hàng tin tưởng lựa chọn, bỏ qua tâm lý “của để dành”.
Điểm danh dự án BĐS tại Hà Nội đang bị thế chấp ngân hàng
Hải Phát, Thủ Đô, Văn Phú Invest... và rất nhiều chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai tại TP. Hà Nội.
Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa công bố danh sách 92 chủ đầu tư đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội.
Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest đã thế chấp quyền sử dụng đất tại khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông.
Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát cũng đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình hỗn hợp cao tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
Bên cạnh đó, một số dự án từng gây sự chú ý lớn trên thị trường địa ốc cũng nằm trong danh sách các dự án hiện đang được thế chấp của Sở TNMT Hà Nội.
Trong đó, đáng chú ý có Công ty Cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam).
Công ty Cổ phần và thương mại Thủ Đô thế chấp dự án xây dựng khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên. Tài sản thế chấp tại dự án này đến ngày 7/7/2018 còn lại 87/680 căn hộ. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai thế chấp dự án đầu tư tổ hợp chung cư cao tầng – khu hỗn hợp nhà ở HH2, KĐT mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, CĐT dự án này đã thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở.
Một CĐT “mới nổi” là Công ty Cổ phần xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam cũng đã thế chấp quyền sử đụng đất tại lô CHC1 khu D6,9, dự án đấu giá QSDĐ, phường Phú Thượng và Xuân La, quận Tây Hồ.
Tương tự dự án Pandora, số 53, phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân - tác phẩm đầu tay của Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình cũng được doanh nghiệp này thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại khu nhà ở thấp tầng thuộc dự án tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora.
Ngoài ra, một số dự án đang được chú ý như chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh do Công ty Cổ phần Vận tải và dịch vụ thương mại Hà Nội là CĐT; dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco do Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco làm CĐT; dự án The Garden Hill tại số 99 Trần Bình do Công ty TNHH Đức Phương làm CĐT... cũng đang được thế chấp tại ngân hàng.
Trước đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng đã công bố các dự án BĐS tại Hà Nội, và một số TP lớn đang được thế chấp tại công ty này. Tại Hà Nội, tài sản được thế chấp tại VAMC là Dự án Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên. Theo công bố thông tin, hiện dự án bất động sản hình thành trong tương lai tại ô CT-08C của khu đô thị này với diện tích 3.426 m3, thời hạn thuê 30 năm từ 2002 đến 2032 đang được thế chấp tại VAMC.
Dự án tiếp theo được thế chấp tại VAMC là quyền sử dụng và sở hữu toàn bộ diện tích tại tầng 2 chung cư E1 toà nhà Chelsea Park Khu đô thị Yên Hoà, Cầu Giấy, diện tích sở hữu riêng có mục đích sử dụng không phải là nhà ở như văn phòng, dịch vụ công cộng…
VAMC cũng đang nhận thế chấp toàn bộ công trình xây dựng thuộc dự án tòa nhà hỗn hợp Công trình thương mại dịch vụ và nhà ở Skyview Trần Thái Tông tại Lô C, ô đất D4 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội với diện tích đất 306.56 m2.
Ngoài ra, toàn bộ các căn hộ chưa ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng thuộc tòa nhà CT 104, thuộc khu CT1, dự án Usilk City, khu đô thị Văn Khê mở rộng do Công ty Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư; 18 căn hộ hình thành trong tương lai của tòa CT4-108, dự án Usilk City khu đô thị mới Văn Khê, diện tích mỗi căn 151,28 m2; tài sản gắn liền với đất hành thành trong tương lai (bao gồm 1,2,3) tòa 101,102,103 cụm CT1 thuộc dự án Usilk City cũng đang thế chấp tại VAMC...
Liên quan đến việc thế chấp dự án tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, theo khoản 1, điều 147 của Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.
Tuy nhiên, trước khi bán căn hộ, nhà ở cho khách hàng, CĐT phải giải chấp căn hộ đã được cầm cố. Các chuyên gia cũng cho rằng, trên thực tế, thị trường bất động sản Việt Nam chủ yếu bán nhà hình thành trong tương lai, vừa vay tiền của ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua.
Hình thức này có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có điều tiêu cực như chủ đầu tư huy động vốn quá mức quy định, sử dụng vốn huy động sai mục đích, hay đem căn hộ thế chấp ngân hàng… dẫn đến không còn khả năng thanh toán.
Về vấn đề này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh cho biết: "Khi mua nhà, khách hàng cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…
Để đề phòng rủi ro, Luật sư Vi Văn Diện cũng đưa ra cảnh báo đối với người mua nhà là cần chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu và có thể giải chấp được không...
Hà Nội: Hơn 820 công trình vi phạm trật tự xây dựng trong 8 tháng
Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội đã lập hồ sơ vi phạm 824 trường hợp, trong đó trên gần 290 trường hợp không phép và xây dựng trên đất nông nghiệp là 308 trường hợp.
Đó là kết quả trong công tác quản lý trật tự xây dựng của lực lượng chức năng 8 tháng qua được Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo trong Hội nghị giao ban trực tuyến Quý III/2018 của Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải chủ trì.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. Hà Nội về kết quả 1 năm thực hiện Kế hoạch 125/KH-UBND về việc khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP, báo cáo do Giám đốc Sở Xây dựng - ông Lê Văn Dục trình hội nghị cho biết, việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, nhất là các vi phạm tồn đọng đã có chuyển biến tích cực.
Cụ thể, trong năm 2017, các đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra tất cả các công trình xây dựng phát sinh (17.422 công trình) và phát hiện gần 1.920 công trình có vi phạm, chiếm tỷ lệ 11% (giảm 2% so với cùng kỳ). UBND cấp xã, cấp huyện đã giải quyết vi phạm gần 1.520 công trình; ban hành 1.740 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 12,2 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 100% công trình xây dựng (15.299 công trình) và lập hồ sơ vi phạm 824 trường hợp (tương ứng tỷ lệ 5,39% trên tổng số công trình) giảm 867 trường hợp (51,27%) so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, lực lượng chức năng phát hiện 287 công trình xây dựng không phép (giảm 55,57%), 308 công trình xây dựng trên đất nông nghiệp (giảm 55,81%).
Cũng theo báo cáo của Giám đốc Sở Xây dựng, nhằm chấn chỉnh tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi công vụ trong công tác quản lý trật tự xây dựng, UBND TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng cùng cấp ủy, UBND các quận, huyện, thị xã chấn chỉnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Đội cũng như các bộ phận, cá nhân thanh tra xây dựng để xảy ra vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc dung túng, bao che, tiếp tay cho vi phạm. Đến nay, toàn TP đã phát hiện, xem xét kỷ luật 89 cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành thanh tra xây dựng. Trong đó, khiển trách 65 trường hợp; cảnh cáo, chuyển công tác 14 trường hợp; tạm đình chỉ công tác 3 trường hợp; giáng chức 2 trường hợp; buộc thôi việc 5 trường hợp. Qua đó, tình trạng cố tình vi phạm đã giảm mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.