Ngày 7/1, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kinh tế Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Sergei Kalashnikov tuyên bố nước này có thể rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong trường hợp tổ chức này chấp thuận đơn kiện của Liên minh châu Âu (EU) về việc bắt Nga nộp phạt do hạn chế nhập khẩu thịt lợn từ liên minh này.
Trước đó, tờ Politico cho biết EU dự kiến trừng phạt Nga 1,39 tỷ euro/năm vì hạn chế nhập khẩu thịt lợn, và WTO đã gửi yêu cầu của Brussels đến Tòa án trọng tài. Mức yêu cầu bồi thường ngang bằng tổng giá trị xuất khẩu thịt lợn từ EU vào Nga năm 2013. Theo kế hoạch, mức phạt sẽ tăng 15% mỗi năm.
Phát biểu với báo giới, ông Kalashnikov nhấn mạnh rằng chính việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc WTO. Do đó, việc Nga áp đặt các biện pháp trả đũa hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ EU cũng hoàn toàn nằm ngoài logic luật pháp liên quan đến WTO.
Ông Kalashnikov cảnh báo trong trường hợp đơn kiện của EU được chấp thuận, Nga sẽ phải hạn chế sự tham gia vào WTO, thậm chí có thể “ngừng tham gia hoàn toàn.”
Cơ quan giám sát nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) từ ngày 30/1/2014 đã cấm nhập khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn từ các nước thành viên EU cho tới khi nhận được giấy bảo đảm an toàn từ Ủy ban châu Âu (EC). Theo phía Nga, quyết định này được thông qua sau khi bùng phát bệnh dịch lợn châu Phi (ASF) được ghi nhận tại Lithuania và Ba Lan.
EU coi lệnh cấm này là không hợp lý và đệ đơn lên WTO yêu cầu thành lập nhóm chuyên gia giải quyết tranh cãi xung quanh vấn đề Nga áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn từ các nước thành viên EU. Theo quy định của WTO, đơn kiện của EU chống Nga sẽ được xem xét trong vòng 60 ngày.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…