Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 7 năm 2016 | 9:38

Nga đóng vai trò “người gác cổng” trong giải quyết khủng hoảng Syria

Đó là nhận định của ông Sam Heller, một nhà phân tích người Beirut, chuyên gia các vấn đề Syria.

Washington nên tính đến thực tế là Nga vẫn có vai trò "một người gác cổng" khi đề cập các giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến Syria, ông Sam Heller, một nhà phân tích người Beirut, chuyên gia về các vấn đề Syria, đã bình luận trong một bài báo đăng trên trang web WarontheRocks.com.

nga dong vai tro
Ngoại trưởng Nga Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry (Ảnh: Sputnik)

Đáng chú ý, bài viết có tựa đề "Nga đang chịu trách nhiệm về Syria: Moscow nắm quyền kiểm soát cả trên chiến trường và bàn đàm phán như thế nào".

Lời nhận xét của ông Heller đưa ra sau khi hơn 50 nhà ngoại giao Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký một bản ghi nhớ nội bộ chỉ trích gay gắt chính sách của chính quyền Obama về vấn đề Syria.

"Tuy nhiên, các nhà ngoại giao dường như đã bỏ qua vai trò chủ yếu của Nga tại Syria - ít nhất là cho đến bây giờ. Chính Nga, chứ không phải Mỹ, là lực lượng quyết định trong cuộc chiến Syria", Heller viết trong bài báo.

Ông nhắc đến các chiến dịch không kích của Nga tại Syria, được thực hiện từ giữa tháng 9/2015 đến tháng 3/2016. Các chiến dịch này, theo ông Heller, là nhằm "thiết lập vai trò quân sự trung tâm của Nga trong cuộc chiến Syria".

Ông Heller chỉ ra rằng: "Nga đã sử dụng ưu thế quân sự của mình để buộc những người khác - kể cả Hoa Kỳ - phải coi nước này như là “người gác cổng” cho một giải pháp hòa bình cho xung đột tại Syria".

nga dong vai tro
Máy bay Nga bay trên căn cứ không quân Hemeimeem ở Syria (Ảnh: Sputnik).

ÔngHeller dẫn lời một loạt các nhà ngoại giao phương Tây và các nhà báo chính quyền thân Syria mô tả hỗ trợ quân sự của Nga đối với chế độ của ông Assad và các đồng minh của họ là "yếu tố quyết định trên chiến trường Syria."

Liên quan đến vấn đề này, ông đặc biệt đề cập đến việc triển khai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trên bờ biển Syria vào tháng 12/2015, mà Heller gọi là "một mối đe dọa chết người đối với các phi công Mỹ, những người đang cố gắng tấn công chế độ Assad".

Theo ông, "việc triển khai này góp phần buộc Mỹ phải 'tránh xung đột' với phía Nga khi đang hoạt động tại Syria".

Ông Heller nhắc lại, cho tới nay các cuộc đàm phán về Syria trên danh nghĩa là được trợ giúp bởi Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria, nhưng thực chất đó là Nga và Mỹ đã giành được một thỏa thuận song phương về các cuộc đàm phán và lệnh ngừng bắn.

"Các cuộc đàm phán và lệnh ngừng bắn đã phá thế cô lập ngoại giao của Nga và đưa nước Mỹ từng bước tiến tới hợp tác chính trị và quân sự”, ông viết.

Trong bối cảnh này, Heller trích dẫn lời các nhà ngoại giao phương Tây ca ngợi các đối tác Nga "nỗ lực thực sự nhằm thúc đẩy một giải pháp chính trị" đối với vấn đề Syria "ngay cả khi họ không muốn có một tiến trình chính trị dựa trên các điều kiện của chúng tôi".

Ngoài ra, Heller trích dẫn lời ông Nikolay Kozhanov, chuyên gia thuộc Trung tâm Carnegie ở Moscow, nói rằng không giống như các đối tác phương Tây khác, Nga có tầm nhìn riêng của mình về một giải pháp chính trị đối với khủng hoảng Syria.

"Nga hiểu rằng nước này sẽ không thể khôi phục lại quyền kiểm soát của Assad trên khắp Syria bằng các biện pháp quân sự. Do đó hành động quân sự của Nga là nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán, cho dù nó chỉ thỏa mãn một vài điều kiện của Nga" Heller trích dẫn lời ông Kozhanov nói.

Trong khi đó, Giám đốc CIA John Brennan cho biết cuối tháng trước rằng, cuộc khủng hoảng Syria sẽ không có giải pháp chính trị nếu không có sự hợp tác của Nga cùng giải quyết xung đột.

Phát biểu tại Hội đồng đối ngoại Mỹ, ông Brennan nói rằng "người Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc này", và rằng "Không thể có giải pháp chính trị mà không có sự hợp tác tích cực của Nga, đó là sự thật, và Nga cũng đang nỗ lực tìm một giải pháp chính trị".

Nga phát động các cuộc không kích chống lại các nhóm khủng bố ở Syria vào giữa tháng 9/2015 theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Assad.

Ngày 14/3/2016,Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rút hầu hết quân ngũ  khỏi Syria sau khi mục tiêu của các chiến dịch đã hoàn thành.

Các lệnh ngừng bắn tại Syria do Nga-Mỹ làm trung gian có hiệu lực vào ngày 27/2/2016. Các nhóm khủng bố Al-Nusra Front và Daesh, bị cấm ở Nga, không nằm trong thỏa thuận ngừng bắn này./.

Theo Sputnik News/VOV

 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top