Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 1 năm 2022 | 22:5

Ngăn chặn nhiều thủ đoạn tinh vi trong buôn lậu, gian lận thương mại

Trước những phương thức, thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng phải cấp thiết đề ra giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các lượng chức năng trên cả nước đã tăng cường chốt chặn, tuần tra, kiểm soát triệt để trên các tuyến, địa bàn thực hiện mục tiêu kép vừa làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa làm công tác phòng chống các loại vi phạm, tội phạm. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn diễn ra tại một số địa bàn trọng điểm.

 Kho hàng lậu hơn 10.000 m2 tại TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) bị lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, bắt giữ.

 

Trên các tuyến biên giới đất liền, đường mòn, lối mở, vẫn còn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ qua biên giới qua tuyến đường bộ Việt Nam với Trung quốc, Lào, Campuchia vẫn xảy ra. Mặt hàng buôn lậu là những đồ điện tử, dược liệu, gia súc, nội tạng động vật, quần áo may sẵn, phụ tùng điện máy, pháo nổ, mỹ phẩm, rượu bia, lâm sản, gỗ, động vật hoang dã, vàng, ngoại tệ, đường cát, pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, sắt thép phế liệu, pháo…

Cùng với đó, trên tuyến biển, cảng biển, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như: dầu DO, than, khoáng sản, hàng thủy sản, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng đông lạnh. Trong đó, chú ý là tội phạm ma túy hoạt động manh động, liều lĩnh, gia tăng hoạt động vận chuyển ma túy trái phép từ nước ngoài về Việt Nam qua các cảng biển trọng điểm như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Trên tuyến hàng không và bưu chính quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng không và bưu chính quốc tế có chiều hướng giảm do các chuyến bay quốc tế tiếp tục bị gián đoạn. Các đối tượng buôn lậu tập trung vào các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ cất giấu, như: sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, ma túy, xì gà, điện thoại di động, các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế thông qua các bưu kiện hàng hóa là quà tặng, quà biếu... được gửi từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.

Trong khi đó, thị trường nội địa, nổi lên trong thời gian qua là tại nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, hoạt động kinh doanh online, sàn thương mại điện tử và dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng qua hệ thống các doanh nghiệp bưu chính tiềm ẩn nguy cơ cao, các đối tượng lợi dụng để vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Năm 2021, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, do đó, nhiều vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý, triệt phá nhiều đường dây ổ nhóm tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cụ thể: đã phát hiện, xử lý 138.077 vụ việc vi phạm, trong đó: 28.674 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 107.094 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 2.299 vụ hàng giả, vi phạm SHTT.

Để có kết quả như trên Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo 389 quốc gia, thực hiện nghiêm Nghị quyết, Chỉ thị và các kế hoạch về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đề ra; là do sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng.

Nhiều thủ đoạn tinh vi

 Các đối tượng lợi dụng địa hình sông suối, các đường mòn qua lại biên giới, đêm tối, thời tiết diễn biến phức tạp và sơ hở của các lực lượng chức năng, đối tượng buôn lậu tập kết hàng lậu sát khu vực đường biên giới, sau đó xé lẻ hoặc trà trộn với các loại hàng hóa nhập khẩu chính ngạch để vận chuyển về Việt Nam hoặc thuê cư dân biên giới dùng đò, mảng vận chuyển trái phép qua sông, suối hoặc mang, vác hàng qua đường mòn.

 Lực lượng chức năng phát hiện nhiều lô hàng có thuốc điều trị COVID-19, bộ test nhanh Covid - 19 nhập lậu.

 

Ở các địa bàn tỉnh biên giới giáp ranh, các đối tượng sử dụng xe ôtô, xe máy, xuồng cao tốc hoặc mang vác, vận chuyển trái phép qua biên giới; thời gian vận chuyển thường vào ban đêm; khi bị truy đuổi thì vứt bỏ lại phương tiện, tang vật chạy trốn, sau đó kích động người dân đến hiện trường chống người thi hành công vụ, kích động gây áp lực để tẩu tán hàng hóa; các đối tượng chủ mưu, cầm đầu thường thuê người, phương tiện để vận chuyển hàng hóa gây khó khăn trong công tác điều tra đối tượng chính chủ mưu, cầm đầu.

Một số đối tượng đặt sản xuất hàng giả, giả mạo nhãn hiệu, hàng nhái từ nước ngoài rồi nhập về tiêu thụ trong nước; tình trạng hàng kém chất lượng, hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ được buôn bán tràn lan trên không gian mạng; cùng với đó, các đối tượng lợi dụng các website, trang mạng xã hội như facebook, zalo... để rao bán, quảng cáo, khuyến mãi nhiều mặt hàng giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Tại điểm bán hàng, các hộ kinh doanh thường trưng bày lẫn lộn hàng giả, hàng thật với nhau để đánh lừa người tiêu dùng; đối tượng hoạt động chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh tạp hóa, bách hóa tổng hợp nhỏ lẻ tại các khu vực xung quanh chợ và khu vực nông thôn.

Phương thức mới trong việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trong nội địa là lợi dụng xe được cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo “luồng xanh” vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ sản xuất, xuất khẩu và lưu thông thông suốt qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 để vận chuyển, mua bán trái phép hàng lậu, hàng cấm.

Các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng trong hoạt động xuất, nhập khẩu, chính sách quản lý rủi ro, để không khai báo, khai báo không đúng với hàng hóa thực nhập để trốn thuế, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện vẫn còn xảy ra. Móc nối, cấu kết với một số cán bộ, công chức, sỹ quan tha hóa, biến chất để được “làm ngơ”, “bảo kê” khi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm.

 Lực lượng Biên phòng bắt giữ các đối tượng buôn lậu trong đêm.

 

Trước những thủ đoạn tinh vi nói trên, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 như: Chỉ đạo đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhất là Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh cụ thể, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường công tác phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Làm tốt công tác nghiệp vụ, điều tra cơ bản, tăng cường giám sát bằng camera, nhất là tại các đường mòn, lối mở biên giới, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, triệt phá tận gốc, xác định không có vùng cấm trong công tác này.

Chủ động phối hợp chia sẻ thông tin, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa… phát hiện, xử lý kịp thời các lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam và chính sách ưu đãi của các nước dành cho Việt Nam.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top