Trước thông tin dược phẩm Trung Quốc có chứa thành phần thịt người, Cục Quản lý Dược, (Bộ Y tế) xác nhận thông tin trên là đúng.
Ngày 7/11, Cục Quản lý Dược có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh trực thuộc Trung ương cung cấp, làm rõ thông tin dược phẩm làm từ thịt người' xuất xứ Trung Quốc. Theo Cục Quản lý Dược, gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc Nigeria báo động gấp, tin hàng trăm nghìn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này.
Theo nguồn tin này, Tổ chức tiểu chuẩn Nigeria xác nhận có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối.
Về vấn đề này, Cục Quản lý Dược cho biết, tại Việt Nam không cấp phép sản xuất, nhập khẩu, đăng ký, lưu hành các thuốc chứa thịt người đề cập trên tại Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mua bán, sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc. Nếu phát hiện các sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.
Phối hợp với các cơ quan chức năng như: Hải Quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra phát kiện các sản phẩm nói trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Quảng Ninh: Bắt hàng trăm kg pháo các loại
Ngày 6/11, tại KM1 800 QL18A địa phận thuộc bản Quang Hợp, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh), trong khi đang làm nhiệm vụ Công An Hải Hà phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển trái phép 58Kg pháo trứng và pháo hộp vận chuyển bằng xe ô tô..
Hàng trăm kg pháo các loại bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ
Trước đó, cũng tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Phòng An ninh kinh tế Công an Quảng Ninh đã kiểm tra và bắt giữ 1 đối tượng đang có hành vi vận chuyển 79,2kg pháo nổ gồm 60 bánh pháo, mỗi bánh có kích thước 30 x 6cm trên xe mô tô
Bắt giữ hơn 1.600 lọ mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ
Hơn 1.600 lọ mỹ phẩm do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ...
Cũng tại Quảng Ninh, ngày 7/11, Đội Kiểm soát hải quan số 1 cho biết, vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đặng Văn Quy (sinh năm 1973, trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái) về việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp với hơn 1.600 lọ mỹ phẩm bị thu giữ.
Trước đó, tại khu vực đường Tuệ tĩnh, khu 3, phường Ka Long, TP Móng Cái, phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Kiểm soát hải quan số 1 tiến hành kiểm tra, phát hiện Đặng Văn Quy đang tập kết 38 thùng các - tông chứa 1602 lọ mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra, Quy không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số mỹ phẩm này. Số mỹ phẩm này đều là loại mới 100% do Trung Quốc sản xuất. Phòng An ninh kinh tế đã bàn giao vụ việc cho Đội Kiểm soát hải quan số 1 để xử lý theo quy định.
Lạng Sơn: Bắt xe khách vận chuyển trên 6.000 sản phẩm hàng lậu
Ngày 06/11/2018, tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, (Lạng Sơn) Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 9 đã tiến hành kiểm tra xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi do lái xe Linh Văn Đạt điều khiển, đang vận chuyển hàng hóa có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam.
Tại thời kiểm tra, trong xe Đạt đang vận chuyển 20 loại hàng hóa, tương đương 6.168 đơn vị sản phẩm trị giá khoảng 120 triệu đồng là các loại hàng tiêu dùng như: quần áo, mỹ phẩm, máy xay sinh tố, bàn học sinh, các loại xe đẩy, xe cân bằng tre em, chảo iox…
Được biết, toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.