Ngân hàng điện tử (e-banking) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch của doanh nghiệp cũng như đời sống của người tiêu dùng cá nhân.
Đặc biệt, e-banking đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi Việt Nam hiện đứng trong top 20 quốc gia có dân số sử dụng internet nhiều nhất tại châu Á; trong đó 62% người dùng internet mua sắm trực tuyến (theo Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông). Tuy nhiên, việc “phổ cập” e-banking với một trong những mục tiêu cơ bản: thanh toán không dùng tiền mặt vẫn gặp không ít rào cản, tại sao vậy?
Tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn e ngại về chi phí
Lợi ích từ việc thanh toán không dùng tiền mặt có lẽ không cần bàn cãi, đó là sự nhanh chóng, an toàn nhất là với các giao dịch có giá trị lớn hay khoảng cách địa lý xa xôi. Người sử dụng các phương thức thanh toán điện tử có thể tránh được rất nhiều rủi ro như tiền mặt bị mất cắp, bị hư hỏng, đồng thời có thể thực hiện và quản lý giao dịch một cách chuẩn xác, dễ dàng.
Theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Tổ chức thẻ Visa thực hiện vào tháng 10/2016, có 70% người tham gia khảo sát cho biết ưa chuộng phương thức thanh toán điện tử hơn so với phương thức thanh toán truyền thống. Điều này cũng giải thích vì sao gần 30% số người được hỏi lựa chọn mang ít tiền mặt hơn so với thời điểm cách đây 5 năm.
Còn theo “Báo cáo về Dịch vụ ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và Xu hướng tại Việt Nam” thực hiện bởi IDG Vietnam năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo trên, trong số những người đang sử dụng e-banking vẫn có 32% ý kiến không hài lòng với kênh giao dịch này. Khi đươc hỏi về lý do, phí dịch vụ cao được coi là yếu tố đầu tiên khiến khách hàng e ngại khi đến với dịch vụ e-banking, tiếp sau đó là thời gian xử lý chậm, lỗi giao dịch, dịch vụ khách hàng thiếu chuyên nghiệp và rủi ro bảo mật thông tin.
Như vậy, gỡ bỏ được rào cản về phí giao dịch, Ngân hàng sẽ tạo thêm động lực để khách hàng tìm đến và khai thác hiệu quả e-banking như chính mục đích phát triển ban đầu.
Ngân hàng giảm phí vì lợi ích khách hàng
Đứng trước bài toán này, nhiều ngân hàng đã có động thái điều chỉnh biểu phí để giảm thiểu chi phí phát sinh trên giao dịch của khách hàng. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) mới đây đã áp dụng một loạt các thay đổi nổi bật như Miễn phí đăng ký và sử dụng Internet Banking & Mobile Banking, Miễn phí chuyển khoản nội bộ qua Internet Banking & Mobile Banking. Đặc biệt, BAC A BANK giảm 50% phí chuyển tiền liên ngân hàng, với mức phí tối thiểu chỉ còn 5.000 đồng/giao dịch (chưa VAT) dành cho khách hàng cá nhân và 10.000 đồng/giao dịch (chưa VAT) dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng, BAC A BANK cũng điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch trên Internet Banking và Mobile Banking, cụ thể là áp dụng hạn mức mới về số tiền giao dịch/ lần giao dịch và số tiền giao dịch/ ngày giao dịch dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đối với các tính năng: Chuyển khoản nội bộ, Chuyển khoản liên ngân hàng, Thanh toán hóa đơn/ nạp tiền và Mở sổ tiết kiệm trực tuyến.
Để thay đổi hạn mức tùy biến theo nhu cầu cá nhân, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác tự cài đặt đơn giản trên Internet Banking và BAC A BANK sẵn sàng hỗ trợ hoàn tất thủ tục nếu khách hàng có nhu cầu nâng hạn mức cao hơn quy định.
Với cam kết không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để cung cấp trải nghiệm dịch vụ thuận tiện nhất, Ngân hàng triển khai chương trình “Chọn BAC A BANK, Nhận ưu đãi lớn” đến hết ngày 31/12/2018 dành cho 7.000 khách hàng đầu tiên đăng ký sử dụng mới dịch vụ thẻ - tài khoản - ngân hàng điện tử của BAC A BANK với mức tặng 50.000 đồng vào tài khoản thanh toán. Để tham gia Chương trình, Khách hàng cần cùng lúc Mở tài khoản thanh toán lần đầu (*) với số dư tối thiểu 50.000 đồng; Phát hành mới thẻ ATM - đảm bảo trạng thái thẻ được kích hoạt và Đăng ký - kích hoạt dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chương trình hướng tới những khách hàng lần đầu trải nghiệm dịch vụ thẻ - tài khoản của BAC A BANK, do đó chỉ áp dụng đối với Khách hàng chưa có mã khách hàng (CIF) tại BAC A BANK hoặc Khách hàng đã có mã CIF tại BAC A BANK nhưng chưa có tài khoản thanh toán. Tài khoản được ghi nhận khi mã CIF chưa từng được sử dụng để phát hành, liên kết đến bất kỳ loại thẻ, tài khoản Ngân hàng điện tử nào của BAC A BANK trước đó. Mỗi khách hàng chỉ được quyền nhận thưởng tối đa 01 (một) lần trong Chương trình. Trong xu thế tiêu dùng thông minh, việc sử dụng đồng bộ thẻ - tài khoản của BAC A BANK sẽ cho khách hàng sự trải nghiệm trọn vẹn vê dịch vụ ngân hàng hiện đại, giúp khách hàng chủ động quản lý tài chính cùng với nhiều tính năng vượt trội. Chi tiết xin vui lòng liên hệ các chi nhánh/ phòng giao dịch của BAC A BANK hoặc Tổng đài CSKH 1800 588 828 (miễn phí). |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…