Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 1 năm 2018 | 10:54

Ngành hữu cơ Mỹ cũng gặp thách thức về giá

Đã đến lúc ngành hữu cơ và phi GMO (không biến đổi gien) phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng để điều chỉnh chuỗi cung ứng "quanh co" hiện nay, sau nhiều năm lảng tránh vấn đề quan trọng này.

Đó là lời của Giám đốc điều hành (CEO) Công ty Pipeline Foods (Mỹ) Eric Jackson đưa ra trong bài thuyết trình mới đây tại Diễn đàn Organic & Non-GMO ở TP St. Louis, bang Missouri - Mỹ. Pipeline Foods chính là công ty tiên phong của nền kinh tế số 1 thế giới về các giải pháp chuỗi cung ứng riêng về thực phẩm hữu cơ và phi GMO. Công ty này cho rằng nền hữu cơ của Mỹ đang chịu nhiều thiệt thòi vì chưa đủ cơ sở hạ tầng để vận hành một cách chuyên nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Ngành hữu cơ Mỹ cũng gặp thách thức về giá - Ảnh 1.

Bảng so sánh sự khác biệt giữa hàng hữu cơ và hàng tự nhiên, do Hiệp hội Thực phẩm Y tế Canada công bố

Pipeline Foods ước tính hiện chưa tới 200 cơ sở được chứng nhận các thực phẩm hạt và hạt có dầu hữu cơ tại Mỹ. Chỉ khoảng 50% trong số đó đang được giao dịch trên quy mô thương mại. Ông Jackson cho rằng cả nền hữu cơ này hiện chỉ có chưa đầy 50 cơ sở liên quan trên cả nước giúp sức thì bên cạnh cơ hội cũng có rất nhiều vấn đề cần bàn tới. Người đứng đầu Pipeline Foods cũng nhấn mạnh rằng nhiều cơ sở trong lĩnh vực này còn đối mặt thách thức về việc đáp ứng các yêu cầu trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm mới đối với thực phẩm.

Với quá ít cơ sở sản xuất, các sản phẩm hữu cơ cũng như phi GMO ở Mỹ chủ yếu được vận chuyển mua bán bằng các chuyến xe tải, lợi nhuận phân tán và không có nhiều giá trị gia tăng. Trong khi đó, có rất nhiều điều kiện ràng buộc thương mại giữa phía trang trại và công ty tiêu thụ, từ đó lợi nhuận cũng cực kỳ khiêm tốn.

Các chuyên gia cho rằng thị trường sản phẩm hữu cơ và phi GMO có cơ hội lớn mạnh nếu phát triển cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp. Nắn thẳng những quanh co trong con đường cung ứng loại sản phẩm này đang là bài toán đặt ra với giới chức trách Mỹ. Ông Jackson chia sẻ ví dụ về một cơ sở ở Nam Mỹ với sản phẩm hạt cần được xử lý theo một quy trình riêng để tiêu thụ ở Bắc Mỹ. Vì máy móc đặc thù cho quy trình này không có sẵn ở Mỹ nên nguyên liệu thô phải đưa bằng container qua châu Âu trước, rồi sau đó mới trở lại Mỹ. Chuỗi cung ứng lòng vòng như vậy khiến giá thành đội lên đáng kể. Nếu đầu tư 6 triệu USD vào máy móc nói trên sẽ giúp thu về 2,28 triệu USD/năm, tức thu hồi 38% đầu tư. Chi phí vận chuyển cũng sẽ giảm hơn một nửa. 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top