Ngày 28-3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký văn yêu cầu các ngân hàng dừng ký các hợp đồng tín dụng mới kể từ ngày 31/3/2016 đối với toàn bộ khách hàng của chương trình vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ đồng. Như vậy, với những người có ý định vay gói 30.000 tỷ đồng, hy vọng được ký hợp đồng mới xem như chấm hết.
>> Nhiều ngân hàng mập mờ cung cấp thông tin gói 30.000 tỷ đồng
>> Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
>> Thêm thời gian cho gói 30.000 tỷ
>> Lãi suất vay sau 1/6 của gói 30.000 tỷ đồng: Sẽ có chính sách xử lý phù hợp
>> Gói 30.000 tỷ đồng đã cam kết cho vay được 80%
>> Lối ra nào cho gói 30.000 tỷ đồng?
>> Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân: Gói 30.000 tỷ đồng khó cán đích như kỳ vọng
Dân hối thúc, nhân viên ngân hàng phải làm đêm.
Ngày 31-3, thời điểm các ngân hàng phải dừng ký các hợp đồng tín dụng (HĐTD) mới thuộc chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ. Người dân hoang mang, lo lắng khi thời điểm dừng ký HĐTD chỉ cách 3 ngày kể từ ngày NHNN ra thông báo. Chị Lương Thị Bạch Tuyết, chuyên viên một trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ “Tôi vừa hoàn tất việc xác minh thu nhập, xác nhận chưa có nhà ở từ cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ vay ngân hàng gói 30.000 tỷ đồng cho việc mua căn hộ tại dự án Dream Home Palace (quận 8). Trong khi hồ sơ đang được phía ngân hàng xác minh chưa biết kết quả thế nào, tôi thấy hoang mang và bất ngờ khi NHNN ra thông báo dừng ký HĐTD mới từ ngày 31-3. Thời điểm ngừng ký HĐTD đang tới gần mà hồ sơ chưa xong gia đình tôi như ngồi trên đống lửa. Từ khi ngân hàng nhận hồ sơ tôi nhiều lần gọi điện hối thúc giải quyết hồ sơ trước thời điểm 31-3, do số lượng hồ sơ nhiều đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm từ phía ngân hàng”.
Theo chị Thanh nhân viên một ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh, riêng chi nhánh của chị có khoảng vài chục hồ sơ từ trong Tết đang giải quyết. “Ngân hàng Nhà nước ra văn bản yêu cầu ngừng ký hợp đồng tín dụng mới từ 31-3 trước đó chỉ 3 ngày khiến khách hàng không khỏi lo lắng, sợ không kịp duyệt hồ sơ. Họ gọi điện thúc giục, chủ đầu tư cũng nhờ giải quyết nhanh nên 2 ngày nay nhân viên ngân hàng phải làm việc rất căng thẳng, được hồ sơ nào hay hồ sơ đó, bộ phận tín dụng đã phải huy động tối đa nhân viên để giải quyết hồ sơ/”, chị Thanh chia sẻ.
Nhiều khách hàng tan mộng được vay gói 30.000 tỷ đồng
Nhiều dự án bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, cũng đang căng mình trước giờ “G”. Dự án Dream Home Palace (quận 8) trước đây quảng cáo rầm rộ với thông điệp dự án cuối cùng được vay gói 30.000 tỷ đồng, giờ cũng đã chuyển hướng. Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng giám đốc DKRS, đơn vị phân phối dự án, chia sẻ: “Nếu hồ sơ ngon lành thì chỉ mất khoảng 3 - 4 ngày là có kết quả. Còn vướng mắc do giấy tờ của khách hàng thì tùy trường hợp. Các hồ sơ cũ vay gói 30.000 tỷ đồng đa phần là từ trong năm, gần đây rất ít”.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản khu Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện đang còn vài hồ sơ ngân hàng đang xét duyệt. Về cơ bản thì ngân hàng họ cũng hỗ trợ tối đa để có thể ký hợp đồng tín dụng trước hạn 31-3. Tuy nhiên, cũng có hồ sơ khách hàng làm chưa đầy đủ thì bó tay, chúng tôi buộc phải trả lại tiền cọc nếu khách hàng không chuyển sang vay thương mại.
Ký hợp đồng rồi vẫn thấp thỏm đợi chờ
Theo các chuyên gia, đối với khách hàng mới, chỉ còn 1 ngày nữa là hết cơ hội chạm đến gói vay ưu đãi này. Trong khi đó, với những khách hàng đã ký hợp đồng tín dụng vay gói 30.000 tỷ đồng, việc có được giải ngân với lãi suất ưu đãi sau ngày 1/6/2016 hay không vẫn phải chờ.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, việc NHNN kết thúc sớm việc ký hợp đồng gói 30.000 tỷ đồng là một động thái có tính toán trước. Trong khi những khách hàng cũng đang còn lo chưa biết có được giải ngân với lãi suất ưu đãi sau 1/6 hay không thì việc kéo thêm khách hàng mới sẽ là gánh nặng quá sức.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng cho rằng: “Mục tiêu của gói 30.000 tỷ đồng là hỗ trợ thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu và hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà ở. Cá nhân tôi không nghĩ là gói 30.000 tỷ đồng đã hỗ trợ được thị trường bất động sản giải quyết được nợ xấu. Tổng tín dụng cho thị trường bất động sản lên khoảng 300.000 tỷ đồng, gói 30.000 tỷ chỉ chiếm khoảng 10%. Gói 30.000 tỷ đồng được thiết kế hợp lý và đạt được như chúng ta kỳ vọng. Nếu có đạt được điều gì đó thì gói tín dụng này mang lại mục tiêu an sinh xã hội hơn là hỗ trợ thị trường bất động sản”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh phân tích thêm: “Nói chung việc triển khai gói 30.000 tỷ đồng đã đáp ứng được ba mục tiêu chung cũng là vấn đề Hiệp hội đang rất quan tâm là “tập trung vào nhà ở xã hội, nhà tái định cư và những chung cư đang xuống cấp, hư hỏng. Trên cơ sở đó hình thành cơ chế chính sách sao cho khả thi để góp phần giải quyết các vấn đề trên tại TP. Hồ Chí Minh”.
Trước đó ngày 22/3/2016, NHNN đã có Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, trường hợp đến ngày 1/6/2016 chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, NHNN báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết gói 30.000 tỷ đồng của toàn bộ chương trình.
Thái An - Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.