Nghệ An: 7 tháng đầu năm sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh
Trong 7 tháng đầu năm 2019, sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển tốt, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh so cùng kỳ năm 2018.
Đối với diện tích mặt nước nuôi trồng trên địa bàn tỉnh, chỉ tính riêng trong tháng 7/2019 ước đạt 359 ha, tăng 9 ha so cùng kỳ năm trước. Trong đó: diện tích nuôi cá 178 ha, diện tích nuôi tôm 177 ha (tăng 8 ha), diện tích thủy sản khác 4 ha (tăng 1 ha).
Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 20.174 ha, tăng 77 ha so cùng kỳ năm 2018, trong đó: Diện tích nuôi cá 18.324 ha, diện tích nuôi tôm 1.641 ha, diện tích thủy sản khác 209 ha.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của nhân dân trong và ngoài tỉnh, trong 7 tháng đầu năm 2019, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 1.989 triệu con giống; trong đó, cá 278 triệu con, tôm 1.600 triệu con, thủy sản khác 111 triệu con.
Tình hình nuôi trồng thủy sản ổn định không có dịch bệnh xảy ra.
Quỹ đất dành cho thu hút đầu tư dự án lớn đã hạn hẹp
Theo số liệu mới nhất, giai đoạn 2014-2019 tỉnh Nghệ An đã cấp phép mới cho 753 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 149.697,03 tỷ đồng và hiện quỹ đất dành cho các dự án lớn không còn nhiều.
Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết: Trong số 753 dự án đầu tư giai đoạn 2014-2019 có 150 dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng/dự án với tổng vốn đầu tư 89.141 tỷ đồng.
Các dự án đầu tư trong giai đoạn này bình quân hàng năm đã thu hút được hơn 14.000 lao động.
Đặc biệt, Nghệ An đã thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng như VSIP (76,4 triệu USD), Hemaraj (92,2 triệu USD).
Tuy nhiên hiện nay, theo ông Lê Tiến Trị - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, nhiều dự án triển khai đang gặp vướng mắc về thủ tục nên tiến độ còn chậm.
Bên cạnh đó quỹ đất dành cho các dự án mới rất hạn hẹp. Trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã có những nôn nóng trong thu hút đầu tư nên đã thu hút về các dự án nhỏ, các dự án này chiếm khá nhiều đất ở các khu công nghiệp.
Hà tĩnh: Hàng trăm tàu cá Hà Tĩnh phải “nằm bờ”
Luật Thủy sản 2017 quy định tàu cá có chiều dài dưới 15m sẽ không được đánh bắt vùng khơi đã khiến cho hàng trăm tàu cá của Hà Tĩnh “nằm bờ”, ngư dân đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo ngư dân Trần Thế Nam ở thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cho biết, anh đã bỏ hơn 600 triệu đồng vào Đà Nẵng mua một con tàu cỡ lớn về đánh bắt hải sản vùng khơi. Thế nhưng, tàu của anh lại có chiều dài dưới 15m nên không được cấp hạn ngạch đánh bắt xa bờ theo quy định.
Anh Trương Quang Thủy ở thôn 9 xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) cũng chỉ đạt độ dài 14,8m. Mà nghề bóng ghẹ thì phải vươn khơi đánh bắt, có khi cách bờ gần trăm hải lý. Mỗi chuyến đi 3-4 ngày mới trở về một lần
Anh Bùi Đình Hải – chuyên viên Phòng Quản lý tàu cá, Chi cục Thủy sản, sau khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 thì gần đây Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 1481/ QĐ-BNN-TCTS ngày 2/5/2019 cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản cho vùng khơi. Trong đó, Hà Tĩnh được cấp 146 chiếc đánh bắt vùng khơi theo quy định. Bởi vậy, số tàu còn lại hàng trăm chiếc không đủ chiều dài từ 15m phải chuyển đổi vùng khai thác hoặc thực hiện cải hoán để đảm bảo quy định.
Theo quy định mới của Luật Thủy sản, đối với những con tài không đủ chiều dai 15m sẽ không được đánh bắt cá vùng khơi theo quy định, chính vì vậy Hà Tĩnh có khoảng 200 tàu không đủ điều kiện để đánh bắt cá vùng khơi. Đây cũng là một khó khăn cho ngư dân
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.