Mặc dù không có bất kỳ một loại giấy tờ gì nhưng bà Nguyễn Thị Huyền ở xóm 5, xã Ngọc Sơn (Đô Lương - Nghệ An) tự lập bãi tập kết cát sỏi ngay trong khu dân cư ngày đêm hoạt động rầm rộ nhiều năm nay.
Báo Kinh tế nông thôn liên tục nhận được đơn phản ánh của nhân dân xóm 5, xã Ngọc Sơn, về việc bà Nguyễn Thị Huyền ngang nhiên tự lập lên bãi tập kết cát, sỏi trái phép ngày đêm xe cộ chạy rầm rộ làm mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường nhưng chính quyền lại bất lực.
Tiếp nhận đơn, nhóm PV đã về tại xóm 5 thì được nhân dân nơi đây cho biết: Từ nhiều năm nay, bà Huyền ngang nhiên lập lên một bãi tập kết cát, sỏi ngay trong khu dân cư ngày đêm hoạt động làm mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mất an toàn giao thông. Qua nhiều cuộc họp tiếp xúc cử tri xã, huyện, chúng tôi đã liên tục phản ánh nhưng đều được trả lời là sẽ giải quyết.
Tuy nhiên, đã gần 4 năm, bãi tập kết cát, sỏi của bà Huyền vẫn cứ hoạt động bình thường.
Mỏ cát Thanh Huyền (xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương) hoạt động không phép.
Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường thì bãi tập kết cát, sỏi của bà Huyền nằm sát bờ sông Lam, trên bãi hiện tại có hàng trăm khối cát sỏi với các phương tiện khai thác và hàng chục chiếc xe tải to nhỏ chở đầy cát sỏi.
Để làm rõ vấn đề, nhóm PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn. Ông Lam thừa nhận: “Việc bà Huyền tự lập lên bến bãi tập kết cát sỏi làm ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự trong thôn xóm là có thật, nhất là về mùa nắng thì bụi lắm.
Hiện, bà Huyền tự lập lên bến bãi tập kết cát, sỏi ở địa điểm trên là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. UBND xã cũng đã triệu tập lên lập biên bản phạt vi phạm hành chính và giao cho bà Huyền phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của địa phương nhưng đến nay bà vẫn chưa thực hiện.
Mới đây, ngày 15/9/2019, UBND xã đã có tờ trình đề nghị UBND huyện Đô Lương ban hành quyết định cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Huyền”.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của UBND huyện Đô Lương đối với Công ty TNHH cát sỏi Thanh Huyền.
Tuy nhiên, trước đó, ngày 4/4/2019, UBND huyện Đô Lương đã có công văn gửi Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn về việc tăng cương công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn xã Ngọc Sơn và giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn tổ chức kiểm tra, xử lý và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn mình quản lý. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính việc mua bán khoáng sản trái phép đối với hộ bà Nguyễn Thị Huyền xóm 5, xã Ngọc Sơn. Đồng thời, căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai để thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, dứt điểm hành vi vi phạm về đất đai của hộ bà Nguyễn Thị Huyền.
Ngày 10/7/2019, UBND huyện Đô Lương ban hành Quyết định số 1575/QĐ-XPVPHC, xử phạt đối với Công ty TNHH cát sỏi Thanh Huyền số tiền là 15 triệu đồng nhưng đến nay không hiểu lý do gì mà bà Huyền vẫn đang ngang nhiên hoạt động.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trung Ngọc, Giám đốc Công ty MTV BVT, cho biết: Để bến, bãi đầy đủ các thủ tục và được đi vào hoạt động, khai thác thì hàng năm phải chi phí các khoản như: Cấp quyền khai thác 1 năm 580 triệu đồng, thuế thuê đất mỏ 1 năm 300 triệu đồng, tiền thuê đất của bãi 80 triệu đồng/năm, phí môi trường 4.400đ/m3, thuế khoáng sản là 10.500 đồng/m3, còn thuế GTGT. Như vậy, mỗi năm các bến, bãi có đầy đủ thủ tục phải chi khoảng 1,6 tỷ đồng (kể cả khi không khai thác). So sánh từ các bến bãi có phép và những bến bãi không phép ta có thể thấy được số tài nguyên hàng năm bị thất thoát của Nhà nước là rất lớn.
Ông Ngọc bức xúc: Nhà nước phải xử lý nghiêm, triệt để nạn cát tặc, bến bãi trái phép thì mới tạo được sự công bằng trong xã hội, như vậy mới bảo vệ cho những doanh nghiệp có bến, mỏ đang hoạt động đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo được nguồn thu, tận thu thuế tài nguyên cũng như thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp.
Ngoài bến bãi ở Đô Lương, tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn còn có bến bãi tập kết cát sỏi không phép của Công ty Tuấn Hương, tuy không có mỏ, bến bãi thì chưa có giấy phép nhưng ngày đêm hoạt động rầm rộ mà không hề bị một ngăn cản nào từ phía chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng, giá bán không theo quy định, bán theo kiểu cạnh tranh bởi họ không mất một loại thuế nào, vì vậy, những bến bãi có đầy đủ thủ tục gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động.
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 58 Luật Đất đai năm 2013; Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì bà Nguyễn Thị Huyền và Công ty Tuấn Hương hiện đang vi phạm pháp luật về luật đất đai.
Đề nghị chính quyền các cấp huyện, xã ở Đô Lương và Anh Sơn xử lý nghiêm các vi phạm trên, đem lại sự nghiêm minh của pháp luật và niềm tin của nhân dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.