Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 6 năm 2022 | 21:55

Nghệ An cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An cảnh báo, cháy rừng trên địa bàn đang ở cấp IV đến cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực tỉnh Nghệ An từ ngày 14/6/2022 đến ngày 22/6/2022, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, trời nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao, nhất là tại các huyện đồng bằng, nền nhiệt phổ biến từ 36-38 độ C, độ ẩm tương đối thấp. 

Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An cảnh báo cấp cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh từ ngày 14/6/2022 đến ngày 22/6/2022: Từ cấp IV - cấp nguy hiểm đến cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm.

Nắng nóng gay gắt, kéo dài nên nguy cơ cháy rừng ở Nghệ An là rất caoNắng nóng gay gắt, kéo dài nên nguy cơ cháy rừng ở Nghệ An là rất cao
Nắng nóng gay gắt, kéo dài nên nguy cơ cháy rừng ở Nghệ An là rất cao.

 

Theo đó, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An đề nghị UBND các huyện, thành, thị; lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng hãy tập trung cao nhất, chỉ đạo làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng.

1. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định số 156/2018 của Chính phủ ngày 16/11/2018; Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 3249 ngày 01/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 243 ngày 10/6/2022 của Cục Kiểm lâm về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 07 ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022.

2. Triển khai tốt công tác cảnh báo cháy rừng tại chòi canh lửa trên địa bàn tỉnh, theo dõi hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm. Làm tốt công tác cảnh báo, dự báo cấp cháy rừng sớm đến chính quyền địa phương, chủ rừng và nhân dân để nâng cao cảnh giác, chủ động triển khai các biện pháp phù hợp để phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Chủ động tổ chức việc ký kết hiệp đồng lực lượng và phương tiện với các đơn vị Quân đội, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, để thống nhất cơ chế huy động lực lượng chữa cháy rừng trong các tình huống cháy rừng lớn xảy ra.

4. Tập trung lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, trực phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức thành lập các tổ chốt chặn tại các cửa rừng để kiểm tra người ra, vào rừng nhằm kịp thời tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lửa trong rừng gây cháy lan vào rừng.

5. Không để xảy ra tình trạng đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng trên địa bàn vào những ngày có nguy cơcháy rừng ở cấp IV và cấp V.


Thực bì dày đặc dưới tán rừng thông, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao
Thực bì dày đặc dưới tán rừng thông, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.

6. Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt. Đối với các khu rừng gần với khu dân cư, kho tàng, khi xảy ra cháy, phải chủ động có phương án di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân và các lực lượng khi tham gia chữa cháy rừng.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, chính quyền địa phương theo phương án Phòng cháy chữa cháy rừng năm 2022 đã xây dựng.

8. Sau khi dập tắt đám cháy, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác định rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy và xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm theo đúng quy định./.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top