UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành; cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thị, thành nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử nhằm phòng, chống dịch Covid-19
Để thực hiện Công văn số 807/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ đề nghị các địa phương nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng để phòng, chống dịch Covid-19, vào ngày 22/2, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công văn yêu cầu: Các sở, ban, ngành, thuộc UBND tỉnh; cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành, thị tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc, trao đổi, gửi, nhận văn bản giấy.
Đồng thời, thường xuyên giám sát hạ tầng ứng dụng mạng, thiết bị, máy chủ bảo mật của hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Bảo đảm các thiết bị, ứng dụng hoạt động ổn định, an toàn, an ninh thông tin, hạn chế tối đa gián đoạn trong gửi, nhận văn bản điện tử.
Đối với văn bản đã gửi điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của đơn vị gửi phải có chức năng cảnh báo kịp thời đối với các văn bản gửi lỗi, văn bản không đến được nơi nhận, các đơn vị nhận chưa nhận được văn bản để có phương án xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định về thời gian gửi, nhận văn bản, cập nhật đầy đủ nội dung thông tin, bảo đảm đúng thể thức văn bản phát hành, gửi văn bản điện tử đúng thẩm quyền, văn bản phải có chữ ký số và đầy đủ thông tin xác thực chữ ký số và nội dung đính kèm, không gửi trùng lặp văn bản, đề cao vai trò cán bộ công chức, viên chức. Đặc biệt là vai trò đội ngũ chuyên viên, văn thư lưu trữ trong công tác rà soát, kiểm tra thành phần văn bản trước khi gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia.
Hệ thống cảnh báo của Trục liên thông văn bản quốc gia hàng ngày đã gửi báo cáo cho các bộ, ngành, địa phương thông báo về tình hình gửi, nhận văn điện tử của đơn vị. Vì vậy, đề nghị các đơn vị thường xuyên theo dõi, không có văn bản tồn đọng, chưa phản hồi trạng thái trên Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, đơn vị triển khai Hệ thống quản lý văn bản điều hành và các đơn vị liên quan để công tác này được thực hiện ổn định, liên tục, là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid -19 tại Việt Nam.
UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật để thực hiện các nội dung công văn số 807/VPCP-KSTT ngày 1/2/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.