Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021 | 21:54

Nghệ An có 4 làng nghề được công nhận trong năm 2021

Hội đồng thẩm định làng nghề tỉnh Nghệ An vừa trình UBND tỉnh công nhận 4/5 làng nghề được đăng ký theo kế hoạch năm 2021.

Theo thông tin từ Chi cục Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nghệ An: Trên cơ sở kiểm tra, Hội đồng thẩm định làng nghề tỉnh đã họp, bỏ phiếu và thống nhất trình UBND tỉnh công nhận 4/5 làng nghề được đăng ký theo kế hoạch năm 2021.

 

Làng nghề sản xuất muối xã An Hòa (Quỳnh Lưu) cũng được công nhận làng nghề năm 2021
Làng nghề sản xuất muối xã An Hòa (Quỳnh Lưu) cũng được công nhận làng nghề năm 2021

 

Cụ thể, có 4 làng nghề được công nhận năm 2021 gồm: làng nghề sản xuất muối xã An Hòa; làng nghề sản xuất và chế biến rễ hương, tăm hương xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu); làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn và làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông).

So với kế hoạch đăng ký và trình từ đầu năm, làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống tại xã Mậu Đức phải dừng lại vì chưa đủ điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

 

Làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn
Làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn

 

Như vậy, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 177 làng nghề được UBND tỉnh công nhận tại 19/21 huyện, thành, thị của tỉnh; còn 2 huyện Tương Dương và Quỳ Hợp chưa có làng nghề nào được công nhận.

Phần lớn các làng nghề hoạt động tốt hoặc khá là ngành nghề chế biến bảo quản nông lâm, thủy sản nhu cầu và đầu ra tương đối lớn như nghề làm nước mắm, chế biến cá khô, đồ hải sản đông lạnh. Bên cạnh đó là nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngành nghề xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ngành nghề nông thôn, sản xuất đồ gỗ như hương trầm, tăm hương, đồ gỗ tiêu dùng hoặc mỹ nghệ, dệt may, sợi, cơ khí nhỏ; nghề sinh vật cảnh và sản xuất muối.

 

Làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông)
Làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông)

 

Ông Trần Đức Đạt - Trưởng phòng Phát triển nông thôn và cơ giới, Chi cục Phát triển Nông thôn cho biết, trước đây làng nghề có 2 cấp độ công nhận là làng và làng có nghề nhưng nay theo Nghị định số 52/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn chỉ còn danh hiệu làng nghề do UBND tỉnh công nhận. Do nguồn lực hỗ trợ hạn chế nên việc xem xét công nhận cũng chặt chẽ hơn. Mặc dù đóng góp của làng nghề còn khiêm tốn so với các lĩnh vực khác nhưng với 114 làng nghề đang hoạt động tốt và khá của tỉnh, mỗi năm các làng nghề vẫn tạo ra giá trị sản xuất là 2.266 tỷ đồng, đóng góp 2,67% tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top