Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 7 năm 2019 | 14:50

Nghệ An: Dự kiến chi 18,7 tỷ đồng để bảo vệ khẩn cấp đàn voi

Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn đàn voi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025.

Quần thể voi ở Việt Nam thuộc loài voi châu Á, hiện chỉ còn ở 13 quốc gia, và đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong số 13 nước châu Á, Việt Nam còn số lượng voi ít nhất, và đang bị đe dọa tuyệt chủng rất cao.

 

voi99.jpg

 Ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh, cần bảo tồn khẩn cấp đàn voi tại Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hải

 

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2018, nước ta có khoảng 100 - 130 cá thể voi, loài vật này được Chính phủ xếp vào Sách đỏ, ưu tiên bảo vệ cao nhất.

Năm 2013, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có “Đề án bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2020”, trong đó, quy hoạch hoạch ít nhất 3 vùng, ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã, bao gồm: Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát (Nghệ An), VQG Yok Đôn (Đắk Lắk), VQG Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai.

Tại Nghệ An, quần thể voi hoang dã, còn khoảng 13 - 14 cá thể, chia thành 4 đàn nhỏ, phân bố tại 2 khu vực là VQG Pù Mát, và phụ cận; vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Để bảo tồn đàn voi, năm 2013, Nghệ An đã phê duyệt “Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, trên cơ sở đó, đã xây dựng được gần 29 km đường tuần tra rừng.

3 trạm dừng chân, 2 chòi canh lửa, 4,43 km hào ngăn voi bằng đá hộc, đã có tác dụng ngăn chặn voi ra phá hoại hoa màu, nhà của dân. Từ năm 2013 đến nay, không xảy ra hiện tượng voi bị săn bắn, và đàn voi Pù Mát đã sinh thêm 2 cá thể nhỏ.

Tại hội thảo, các đại biểu cung cấp thêm một số thông tin mới về đàn voi, qua đó xác định, dù đã đạt kết quả bước đầu, nhưng đàn voi Nghệ An vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, cần biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Vì vậy, hội thảo xác định 12 hành động khẩn cấp, bảo tồn voi đến năm 2025, và dành kinh phí khoảng 18,7 tỷ đồng, để tổ chức thực hiện.

Ông Đinh Viết Hồng, cho biết, Nghệ An là một trong 3 tỉnh trên cả nước, còn đàn voi trên 10 cá thể. Do vậy tỉnh đã giao Vườn Quốc gia Pù Mát bổ sung, hoàn thiện Đề án trình tỉnh phê duyệt; các sở, ngành liên quan, tham mưu bố trí kinh phí, để giữ và tạo vùng đệm, sinh cảnh cho voi sinh tồn.

Hỗ trợ lực lượng phản ứng nhanh và người dân bị thiệt hại mùa màng, do voi phá hoại. Mặt khác, cần tuyên truyền để người dân phòng tránh, giảm thiểu xung đột với đàn voi, dẫn đến nguy cơ voi bị giết hại.   

Kỳ Sơn: Công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 5 xã

Ngày 24/7, UBND huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định, công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 5 xã: Đoọc Mạy, Bảo Thắng, Nậm Cắn, Tây Sơn và Mỹ Lý.

 

dich-999.jpg

 Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại thị trấn Mường Xén. Ảnh: Xuân Hoàng

 

Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại huyện Kỳ Sơn từ ngày 22/5. Sau 2 tháng,  đã lây lan ra 64 thôn, bản của 17 xã. Tổng số lợn đã tiêu hủy 1.710 con, trên 53 tấn.

Để kịp thời khống chế dịch, huyện Kỳ Sơn đã trích ngân sách hơn 439 triệu đồng để mua vôi bột, hóa chất, đồ bảo hộ...

Ông Nguyễn Công Hiếu - Trưởng Trạm Chăn nuôi Kỳ Sơn cho biết, trong ngày 24/7, UBND huyện đã ra 5 quyết định, công bố hết dịch tại 5 xã: Đoọc Mạy, Bảo Thắng, Nậm Cắn, Tây Sơn và Mỹ Lý.

Hiện, trên địa bàn Kỳ Sơn còn 12 xã đang có dịch tả lợn châu Phi: Mường Típ, Hữu Kiệm, Chiêu Lưu, Tà Cạ, Bảo Thắng, Keng Đu, thị trấn Mường Xén, Mường Ải, Na Loi, Bắc Lý, Bảo Nam và Phà Đánh.

Tuyên Quang: Sắp xếp lại ngành chăn nuôi

Tỷ trọng chăn nuôi tập trung của Tuyên Quang, chiếm 37,6% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Song, cơ cấu đàn giữa lợn với gia súc, gia cầm đang có sự chênh lệch tương đối lớn.

 

tq-66.jpg

 Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra mô hình nuôi trâu nhốt, vỗ béo của anh Lâm, xã Thổ Bình (Lâm Bình). 

 

Mặt khác, còn thiếu hụt những cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh, dẫn đến rủi ro khi có dịch hoặc thay đổi giá cả.

Cuối tháng 5 - 2019, dịch tả lợn châu Phi, để lại những hậu quả nặng nề. Trên 6.700 con lợn bị tiêu hủy, 67 xã, phường, thị trấn ghi nhận có dịch. Số đàn lợn nhiễm bệnh chiếm 1,5% tổng đàn lợn của tỉnh. 

Sau dịch bệnh, cơ cấu đàn được phân vùng chăn nuôi. Đến hết tháng 6 – 2019, tổng đàn trâu toàn tỉnh,trên 102 nghìn con, đàn bò 35,6 nghìn con, gia cầm trên 5 triệu con. 

Xã Hòa Phú (Chiêm Hóa), có gần 1.000 con trâu, xã phối hợp với Viện Chăn nuôi, triển khai Dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho trâu, với 40 hộ dân tham gia.

Phối hợp với Đại học Thái Nguyên, triển khai đề tài bảo tồn, phát triển gen giống trâu có khối lượng lớn, với 15 hộ tham gia. 

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, chăn nuôi đại gia súc tập trung theo vùng đã thực hiện vài năm trước. Trong đó, chăn nuôi trâu, lợn đặc sản tập trung tại huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên.

Chăn nuôi bò, lợn siêu nạc, hướng nạc tại huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên.

Mặt khác, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học cũng đang được khuyến khích.

Mô hình chăn nuôi gà A TSH của HTX Chăn nuôi gia cầm Hợp Thành (Sơn Dương) đang được Chi cục Quản lý chất lượng, nông lâm - thủy sản tỉnh hỗ trợ.

Đây là mô hình liên kết chuỗi, con giống, thức ăn, thuốc thú y được HTX cung cấp; người chăn nuôi nắm vững kỹ thuật.

Anh Phạm Văn Hợi, Giám đốc HTX chăn nuôi gia cầm Hợp Thành, cho biết, hiện, đã liên kết với 5 công ty cung ứng giống, thuốc thú y, cám gia cầm, và một công ty bán sản phẩm gia cầm.

Nhờ vậy, quy mô đàn gà tăng từ 3 vạn, lên trên 7 vạn con, có hộ nuôi tới 1,2 vạn con. Bình quân, mỗi hộ lãi 10-15 triệu đồng/tháng. 

Ngoài trang trại gà quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học, còn có chuỗi chăn nuôi vịt bầu, của Công ty TNHH MTV Hà Đức (Chiêm Hóa) cũng đã được cấp chứng nhận VietGAP. 

Song, theo Chi cục Chăn nuôi tỉnh, để giảm thiểu tối đa dịch bệnh, việc xây dựng mô hình A TSH phải được áp dụng triệt để. Hiện, mới có 13 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn sinh học , trong đó, có 7 cơ sở chăn nuôi lợn, 3 cơ sở gia súc, 2 cơ sở nuôi bò, 1 cơ sở gia cầm.

Ông Vũ Minh Thảo,  Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thành công, vai trò, trách nhiệm của HTX, doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, hết sức quan trọng.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục tham mưu với tỉnh, đẩy mạnh kiểm tra thực hiện chăn nuôi theo quy hoạch; hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Bạch Thông: Nuôi dê núi giúp ổn định cuộc sống

Vũ Muộn, xã vùng cao của huyện Bạch Thông (Bắk Kạn) chủ yếu đồng bào Tày, Nùng, Dao sinh sống. Tận dụng điều kiện tự nhiên, người dân đã phát triển nghề nuôi dê núi, thu nhập khá.

 

de-21.jpg

 Người dân Vũ Muộn đã phát triển hiệu quả nghề nuôi dê núi

 

Anh Đinh Quang Mẫn, thôn Choóc Vẻn, là một trong những hộ nuôi nhiều dê trên núi đá. Anh cho biết: Gia đình nuôi gần chục năm nay, nhờ vậy, cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Mỗi năm gia đình bán trên 10 con dê thịt, giá trên, dưới 100.000 đồng/kg, thu về khoảng 20 triệu đồng.

Nuôi dê chỉ cần bỏ vốn ban đầu, còn quá trình phát triển dê chủ yếu dựa vào đồi núi, cây cỏ tự nhiên. Người dân nuôi dê theo hình thức bán chăn thả, sáng lùa lên núi, chiều tối dắt về chuồng.

Trung bình, dê cái 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con, bà con chủ yếu bán dê đực, dê cái giữ lại tái đàn. Thương lái rất chuộng dê núi Vũ Muộn, vì nuôi hoàn toàn bằng lá cây rừng, chất lượng thịt thơm ngon.

Tuy nhiên, nuôi dê không phải lúc nào cũng thuận lợi, người nuôi cũng phải đối mặt khó khăn khi bị dịch bệnh như chướng bụng, xù lông, lở mồm long móng…

Hiện, Vũ Muộn có gần 700 con dê tập trung, chủ yếu ở các thôn: Choóc Vẻn, Tốc Lù, Còi Có,  và rải rác tại một số thôn khác. Dê Vũ Muộn chủ yếu là giống địa phương, lông màu vàng nâu, hay loang đen, trắng.

Cân nặng khoảng 20-30kg/con. Nhờ chăn nuôi dê, nhiều gia đình có thêm thu nhập 20-30 triệu đồng/ năm.

Bà Đàm Thị Hành- Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Muộn, chia sẻ: Tận dụng đồi rừng, núi đá, người dân phát triển chăn nuôi dê núi, đem lại hiệu quả đáng kể.

Song, diện tích chăn thả đang dần bị thu hẹp; nguồn giống dê lâu năm, có hiện tượng thoái hóa, còi cọc, chậm lớn, dễ mắc bệnh; giá dê có nhiều biến động.

Đặc biệt, đàn dê giảm hơn 400 con, so cùng kỳ năm ngoái, và chỉ đạt khoảng 60% kế hoạch đề ra. Nhiều hộ đang tự thay đổi con giống hoặc chuyển sang loại hình chăn nuôi khác.

Ông Dương Đức Tròn, thôn Tốc Lù cho biết: Ông nuôi dê từ năm 2011, có thời điểm tổng đàn lên đến 120 con. Trước đây, mỗi năm ông có 30-40 triệu đồng tiền bán dê thịt.

Nay, giống dê ta nuôi lâu ngày, không còn tốt như trước, nên ông đã bán đàn dê, trồng gần 1ha cỏ voi, và các loại cỏ khác, để nuôi dê, trâu, bò. Dự kiến, sẽ mua dê lai về nuôi nhốt.

Đa số bà con vẫn mong muốn, ngành chức năng tiếp tục  tuyển chọn giống dê tốt, kháng bệnh, chất lượng thương phẩm tốt; tiếp tục tập huấn kiến thức chăn nuôi, phòng dịch bệnh cho dê.

Đồng thời, có thêm nguồn vốn, hỗ trợ nông dân mở rộng, nâng cao chất lượng đàn; liên kết tiêu thụ dê thương phẩm… để người dân an tâm phát triển đàn, nâng cao thu nhập.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top