Liên quan sai phạm khi thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu, công an vừa có quyết định khởi tố đối với nguyên Trưởng Ban dân tộc tỉnh Nghệ An.
Ngày 20/4, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Nghệ An cho biết đã khởi tố bị can đối với ông Lương Thanh Hải, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An để điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của ông Hải có liên quan đến Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu.
Hiện, ông Lương Thanh Hải được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, ngày 21/7/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban dân tộc tỉnh Nghệ An trong thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố 4 bị can, gồm: Kim Văn Bốn, Chuyên viên, Công chức Ban dân tộc tỉnh Nghệ An, về tội " Tham ô tài sản; Nguyễn Tâm Long, Phó phòng phụ trách Phòng chính sách dân tộc về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Lê Văn Sơn – Giám đốc Công ty CP xây dựng Văn Sơn và Nguyễn Đình Thịnh, Phó giám đốc Công ty CP xây dựng Văn Sơn về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Được biết, các bị can trên là những người tham gia lập kế hoạch nhiều hạng mục tại Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An, trong đó có việc “đưa nhầm” 45 hộ với 231 nhân khẩu người Thái, người Khơ Mú thành người Ơ Đu ở bản Đửa (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Ngoài ra, hạng mục xây dựng 67 chuồng bò trị giá gần 13 tỷ đồng, trong đó có những chuồng bò được đầu tư lên đến gần 260 triệu đồng với nhiều dấu hiệu sai phạm.
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 108 tỷ đồng và 12 tỷ là ngân sách đối ứng địa phương). Đề án được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 (2016-2020) kinh phí 61,6 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2021-2025) kinh phí 58,4 tỷ đồng.
Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu.
Mặc dù tại bản Đửa (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) không có người dân tộc thiểu số Ơ Đu sinh sống, nhưng cơ quan chức năng ở Nghệ An vẫn lập danh sách đưa 45 hộ với 231 nhân khẩu vào đề án trên.
Hiện, vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.