Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản giúp quản lý hiệu quả hơn từ nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh, thuận lợi truy xuất nguồn gốc… Nhờ đó, việc nuôi thủy sản trở nên dễ dàng, giảm giá thành sản xuất, giúp người nuôi đảm bảo đầu ra.
Định hướng của Nghệ An trong phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 là phát triển ngành tôm bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm thẻ chân trắng, hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh. Đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao như: công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn... Tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại thủy sản, liên kết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm cả năm của Nghệ An 2.200 ha, sản lượng nuôi tôm đạt 12.500 tấn.
Để ứng dụng số hóa trong nuôi trồng thủy sản, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn, góp phần hạn chế các thiệt hại do dịch bệnh, giám sát các yếu tố môi trường, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo báo cáo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2022 đơn vị đã thực hiện thành công 24 mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, nước ngọt theo hướng tăng hàm lượng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, VietGAP, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, như: Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn; mô hình nuôi cá rô phi, cá trắm trong lồng; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng xen cá rô phi; mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong lồng nuôi... Trong đó, các mô hình đã số hóa một số công đoạn trong quá trình nuôi và các thiết bị này đều được kết nối điều khiển từ xa, điều chỉnh ánh sáng, nguồn nước, chế độ cho ăn… đã được cài đặt trước.
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn hạn chế được rủi ro trong quá trình nuôi, kiểm soát được dịch bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường.
Ông Tạ Quang Sáng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An cho biết: Lâu nay, bà con nông dân nuôi tôm mặn lợ, áp dụng quy trình VietGAP ghi chép đầu vào, đầu ra bằng tay vào sổ sách, thiếu tính chính xác. Để chuyển đổi số trong sản xuất nuôi tôm, bà con cần thay đổi ngay từ phương pháp quản lý sản xuất, thay thế việc theo dõi, quản lý trang trại một cách truyền thống bằng cách sử dụng những phần mềm quản lý sản xuất trên điện thoại thông minh. Người nuôi có thể dễ dàng quản lý thức ăn, quản lý hóa chất cũng như quá trình nuôi, tất cả được lưu trữ trên ứng dụng phần mềm thông qua điện thoại. Vì vậy, việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản là cần thiết trong thời gian tới.
Thời gian tới, để khuyến khích người dân tham gia vào ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một số mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đối với nuôi tôm mặn lợ. Tăng cường hoạt động phổ biến thông tin khoa học-công nghệ cũng như tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các thành quả nghiên cứu khoa học-công nghệ vào lĩnh vực thủy sản; đồng thời, cần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ trong ngành thủy sản.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…