Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 7 năm 2018 | 15:10

Nghệ An và Hà Tĩnh thiệt hại nặng sau mưa lũ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, các huyện miền núi của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa lớn, lũ lớn gây chết người và làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân.

 
Nước lũ cuốn sập cầu, trôi nhà dân ở miền núi Nghệ An
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Tinh, đêm 18/7 trời mưa to. Cùng với nước từ thượng Lào đổ về, từ sáng nay một số sông suối ở huyện Quế Phong nước dâng cao. Hai cầu tràn đường liên xã từ trung tâm huyện dẫn vào xã Nậm Giải và Quang Phong nước cao hơn một mét.
yen_thanh6.jpg
Nước lũ làm ngập lụt tại huyện Yên Thành, Nghệ An
Hai xã trên chỉ có một con đường độc đạo nên bị chia cắt hoàn toàn, nước chảy xiết, chính quyền phải cắm biển báo cấm người qua lại. Hơn 30 hộ dân nằm ven các sông suối có nguy cơ sạt lở sẽ được di dời trong hôm nay”, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong nói.
 
Tại huyện Quỳ Châu, sáng nay gần 80 hộ dân ở những nơi có nguy cơ bị sạt lở đã được chính quyền di dời. Nhiều cầu tràn ở đường liên xã sạt lở, quốc lộ 48 qua địa bàn nước ngập sâu khiến phương tiện giao thông không thể qua lại.
 
Tại huyện Quỳ Hợp, hai xã cũng bị cô lập, nước lũ chia cắt nhiều tuyến giao thông.
 
Sáng 19/7, nước sông Vũ Giang chảy qua huyện Yên Thành dâng cao khiến đường qua xóm Khánh Hòa (xã Khánh Thành) ngập hơn nửa mét; nhiều hộ gia đình dùng thuyền để vận chuyển đồ dùng sinh hoạt qua đoạn ngập.
 
Hiện hơn 430 hồ đập ở Nghệ An đã tích đầy nước. Trong đó, đập Ô Quan ở xã Đại Sơn (huyện Đô Lương) do đang thi công nên nền đất yếu, nguy cơ vỡ khiến chính quyền xã phải túc trực và di dời hơn chục hộ dân ven chân đập.
 
Tại nhiều tuyến đường như QL 1A qua thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TP. Vinh đã ngập sâu đến hàng chục centimet. Tình trạng này đã khiến cho việc đi lại của các phương tiện tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn.
 
Ở các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu…, mưa lớn đã xuất hiện nguy cơ sạt lở đất, đá. Trước đó, vào ngày 16/7, trên QL 7A qua khu vực eo Vực Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông đã có hàng chục m3 đất đá sạt lở xuống mặt đường khiến ách tác giao thông cục bộ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
 
Hà Tĩnh, trụ sở UBND xã bị cô lập trong nhiều ngày
 
Ông Hoàng Huy Hiệu - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến cho biết: do mưa lớn kéo dài nên xã bị cô lập trong suốt 3 ngày qua (17,18,19/07). Trụ sở UBND xã cũng phải tạm dừng các hoạt động giao dịch, làm việc từ 3 ngày nay.
 
37327809_2059841197667175_4989826080312393728_n.jpg
Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị nước lũ cô lập
“Hiện tại, dù nước đang rút nhưng xã vẫn còn 4 thôn bị ngập nước, gây chia cắt. Ngoài ra, toàn xã còn có 40ha ngô, 70ha lúa, 50ha đậu bị nước nhấn chìm”, ông Hiếu cho biết.
 
Trong khi đó, theo ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Tính đến 7h sáng ngày 19/07, do ảnh hưởng của mưa lớn nên trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn xảy ra ngập cục bộ 6.935ha diện tích lúa Hè Thu; 2.078ha đậu, 587ha ngô và 551ha rau màu các loại.
 
Cũng theo ông Hợi, hiện nay mực nước các sông trên địa bàn Hà Tĩnh đang xuống, các địa phương, đơn vị đang tích cực điều tiết các cống tiêu thoát lũ, để giảm diện tích lúa, hoa màu bị ngập.
 
Về giao thông, các tuyến QL do trung ương quản lý (QL1, QL8, QL12C, đường Hồ Chí Minh) chưa có sự cố lớn về cầu đường. Riêng QL8A, các đoạn sạt lở đất (đoạn Km82 + 300 và rải rác từ Km73 – Km82) đã được san gạt, đào xúc; đoạn Km53 + 750 – Km53 + 800 nước đã rút.
 
Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh mưa lớn kéo dài, lượng nước các hồ đập, sông suối dâng cao khiến thủy điện phải xả lũ để đảm bảo an toàn.
 
Sáng 17/7, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến mực nước tại các sông, hồ đập ở Hà tĩnh dâng cao. Tại huyện Hương Sơn, mực nước trên sông Ngàn Phố dâng cao làm ngập úng nhiều nơi; nhiều tuyến đường tại huyện miền núi này bị chia cắt gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
 
Đến trưa 17/7, mực nước đo được ở thủy điện Hương Sơn (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang ở cao trình 802,80m và tiếp tục lên. Lượng mưa đo được tại trạm đầu mối thủy điện từ 7h ngày 16/7 đến 7h ngày 17/7 là 150mm. Để đảm bảo an toàn cho các hồ đập, đập thủy điện Hương Sơn sẽ tiến hành xả cửa tràn.
thủy-điện-hố-hô-xả-lũ.jpg
Các nhà máy thủy điện trên địa bàn Hà Tĩnh xả lũ đê bảo đàm an toàn
 
Ông Đặng Văn Thế, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết do mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về thủy điện tiếp tục dâng cao. Để đảm bảo an toàn, nhà máy thủy điện Hương Sơn sẽ mở các cửa van đập tràn để điều tiết lũ. Việc này bắt đầu xả từ 15h ngày 17/7 với lưu lượng 10-40 m3/s.
 
Trước tình trạng mưa lũ tiếp tục lên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công điện cảnh báo lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi và trung du các huyện Hương Sơn, Hương khê, Vũ Quang, Đức Thọ… nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng và một số khu vực đô thị ở các tỉnh trong khu vực.
 
Tình hình thời tiết năm 2018 theo các chuyên gia còn rất nhiều diễn biến phức tạp, chính vì vậy nhân dân và chính quyền các địa phương cần chú ý cảnh giác, đặc biệt là những vùng có nguy cơ sạt lở cao, vùng thường xuyên có lũ ống, lũ quét xảy ra. Để có biện pháp đối phó và bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của đồng bào
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top