Nghệ An: Xã Nghĩa Trung xây trường trên nền kho đựng thuốc sâu cũ
Hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn - Nghệ An) làm đơn cầu cứu khắp nơi việc UBND xã xây dựng Trường Mầm non trên nền kho đựng thuốc sâu cũ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con em họ nhưng chưa được giải quyết.
Xã “tự ý” xây dựng trường trên nền kho đựng thuốc sâu
Đến Trường Mầm non xã Nghĩa Trung, chúng tôi ngạc nhiên khi có hàng trăm hộ dân tập trung trước cổng trường. Không những thế, mùi thuốc trừ sâu bốc lên từ dưới nền đất, khiến cho ai nấy đều phải nín thở.
Theo như phản ánh của người dân, toàn bộ khu vực đất này trước đây là cửa hàng dịch vụ, kho đựng thuốc sâu của HTX Trung Thái. Năm 2014, UBND xã quy hoạch, tiến hành thi công xây dựng Trường Mầm non Nghĩa Trung (cụm 2) trên khu đất này. Khi biết tin, người dân xã Nghĩa Trung đã đồng loạt phản đối nhưng trường vẫn được xây dựng kiên cố và khang trang.
Nguyên là chủ nhiệm HTX Trung Thái, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết: “HTX Trung Thái được thành lập năm 1966. Toàn bộ khuôn viên của trường mầm non hiện tại là cửa hàng dịch vụ, kho đựng thuốc sâu của HTX cũ. Khi UBND xã khởi công thì vẫn còn nguyên các nhà kho. Chúng tôi đã phản đối quyết liệt nhưng xã vẫn cho thi công, bảo đã xử lý rồi (múc đi một lớp đất) nhưng vẫn còn ảnh hưởng lắm. Mùa đông thì còn đỡ, chứ mùa hè này nắng nóng, hơi đất bốc lên, mùi nồng nặc. Để đảm bảo sức khỏe cho các cháu học tại trường, chúng tôi đã làm đơn đề nghị chính quyền xã nên có phương án chuyển đi nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì”.
Để có nguồn nước sinh hoạt, năm 2015, nhà trường có thuê khoan một cái giếng sâu khoảng 15m, nhưng khi bơm nước lên bể vẫn không tránh khỏi mùi thuốc sâu nồng nặc. Phụ huynh phản ánh và đề nghị nhà trường bịt giếng lại, không được sử dụng. Sau đó, ban lãnh đạo trường và phụ huynh thống nhất mua nước của nhà máy nước sạch cho các cháu ăn uống và sinh hoạt.
Trao đổi với PV, ông Ngô Xuân Thuyết, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, cho biết: “Trước đây, khu vực này là của HTX thật, nhưng kho đựng thuốc sâu thì chỉ một gian phía Bắc của trường. Khi thi công chúng tôi đã cho máy múc đất sâu xuống khoảng 2-3m đem đổ nơi khác. Về giếng nước, sau khi dân phản ánh, tôi đã giao cho nhà trường bịt lại không sử dụng nữa. Tuy nhiên, nó vẫn có mùi nhẹ. Chính quyền xã tiếp thu những ý kiến phản ánh của người dân và sẽ đề nghị các cơ quan có thầm quyền về kiểm tra, xác minh, lấy mẫu đi xét nghiệm cụ thể. Nếu bị ảnh hưởng thì chúng tôi sẽ kiến nghị lên các cấp để có biện pháp giải quyết kịp thời”.
“Án tử” ghé thăm bất cứ lúc nào
Việc xây dựng trường học trên nền kho đựng thuốc sâu cũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết gây bức xúc dư luận. Tháng 2/2017, cháu Hà Anh T., con anh Hà Văn Sinh, học lớp 4 tuổi tại trường đã tử vong. Bác sỹ kết luận có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tử vong.
Anh Hà Văn Sinh trần tình: “Khi đơn vị thi công đến động thổ, chúng tôi mới biết là UBND xã đã xây dựng trên nền kho đựng thuốc sâu cũ của HTX Trung Thái. Chúng tôi đã phản đối và yêu cầu ngừng ngay việc thi công và có biện pháp di chuyển đi nơi khác nhưng ông chủ tịch không thống nhất mà vẫn chỉ đạo đơn vị tiếp tục thi công.
Mặc dù không hề yên tâm khi cho con học tại trường nhưng không cho con học ở đây thì cũng không biết học ở đâu. Vì từ cụm 2 đến trung tâm xã cách khoảng 4km cho nên chỉ có những gia đình có điều kiện mới cho con ra ngoài đó học. Hơn nữa, nếu ra đó học nhiều thì nhà trường cũng không cho. Bác sỹ kết luận con tôi chết do nhiều nguyên nhân khác. Nhưng thực chất, về lâu dài, các con, cháu tôi học tại trường, hàng ngày tiếp xúc với khí độc, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Không chỉ anh Sinh mà hàng trăm phụ huynh có con học tại trường đều vô cùng bức xúc. Anh Phan Văn Song chia sẻ: “Thường xuyên chở con đi học nên tôi biết, mùa đông thì đỡ, còn mùa hè này thì mùi lắm, nhất là khi đóng cửa, mở ra thì bốc mùi nồng nặc. Phụ huynh cũng phản ánh nhiều lắm rồi nhưng có thấu đến lãnh đạo đâu. Nếu không cho con học ở đây thì biết học ở đâu bây giờ. Tôi cũng sợ về lâu dài, con mình học đây sẽ bị ảnh hưởng”.
Cô Nguyễn Thị Thành, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nghĩa Trung, cho rằng: “Cái chết của cháu Hà Anh T. là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải cháu học ở đây nên mới bị. Hiện tại gian nhà cũ của HTX nhà trường đã đóng cửa mấy năm nay không sử dụng. Còn về nguồn nước, ban lãnh đạo trường và phụ huynh thống nhất mua nước của nhà máy nước sạch cho các cháu ăn uống và sinh hoạt”.
Hằng năm có hàng trăm mầm non tương lai và giáo viên vẫn sinh hoạt và học tập trong môi trường độc hại; đang phải hứng chịu hơi độc bốc lên từ tàn dư của kho đựng thuốc trừ sâu cũ hàng ngày và “án tử” có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
Các loại heo, trâu, bò, gà, vịt và nội tạng không rõ nguồn gốc nhập lậu từ nước ngoài thường mang nhiều mầm bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, virus cúm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại cho ngành chăn nuôi và mất ổn định thị trường...
Tại một số địa phương của tỉnh Kon Tum đã xuất hiện tình trạng trồng sầu riêng vượt quá quy hoạch, gây nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, về lâu dài có thể xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, từ đó giảm giá trị ngành hàng sầu riêng và thiệt hại cho nông dân. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con không ồ ạt phát triển diện tích sầu riêng ngoài quy hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khiến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng. Tính đến ngày 6/9, đã có 6.331 con bò bị bệnh, 470 con bò bị chết, gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi bò sữa tại địa phương.
Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nhiều Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; trong đó quy định cụ thể các tiêu chí phân loại hợp tác xã.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.