Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2019 | 8:19

Nghi Xuân (Hà Tĩnh) kỷ niệm 550 năm thành lập huyện

Tối 31/8, tại quảng trường Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 550 năm thành lập (1469 - 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tham dự lễ kỉ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh.
 
Về phía Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UBMTTQ Việt Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đông đảo người con Nghi Xuân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc...
 
m.jpg
 
Diễn văn buổi lễ do Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam trình bày nhấn mạnh: Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, với sự thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi, đến năm Kỷ Sửu 1469, khi vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, tên huyện Nghi Xuân ra đời. Đây là nơi Lý Thái Tổ mở trại định phiên, Lý Thánh Tông dựng hành cung, Lý Nhật Quang đặt sở lỵ, nơi Quang Trung dừng chân trước khi tiến quân ra Bắc...
 
Qua bao thăng trầm, địa danh Nghi Xuân vẫn trường tồn, trở thành một miền quê đi vào thơ ca và lịch sử dân tộc bởi những tên đất, tên người làm rạng rỡ non sông như Đại thi hào Nguyễn Du, Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Giáo sư khảo cổ học Hà Văn Tấn, Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu, Nghệ sỹ nhân dân Đào Mộng Long...
 
Ngày nay, những người con Nghi Xuân tiếp tục ghi danh tên tuổi là những nhà khoa học, chính khách, doanh nhân thành đạt.
 
nx2.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho huyện Nghi Xuân

 
Lịch sử 550 năm trong quá trình dựng xây và phát triển luôn gắn với những dấu ấn về văn hóa làng với những làng nghề nổi tiếng. Cùng đó là gìn giữ những tinh hoa, những di sản văn hóa từ ngàn năm nay như: Ca trù Cổ Đạm, Trò Kiều Tiên Điền và Xuân Liên, Sắc Bùa Xuân Lam, Chầu Văn Xuân Hồng, lễ hội cầu khoa Tiên Điền, lễ hội Cầu ngư Xuân Hội và các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh...
 
Theo Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam, 550 năm qua, tiếp nối truyền thống cha anh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghi Xuân vẫn đang từng ngày nỗ lực học tập và khát vọng vươn lên mạnh mẽ.
 
Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghi Xuân thực sự vươn lên trở thành điểm sáng trong công cuộc xây dựng và phát triển.
 
nx3.jpg
Đến nay, toàn huyện Nghi Xuân đã xây dựng được 705 mô hình phát triển kinh tế. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá so sánh) tính đến thời điểm hiện tại đạt 5.785 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40 triệu đồng, gấp 3,07 lần so với năm 2010, tăng 1,42 lần so với năm 2015.
 
Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ; hệ thống giao thông được mở rộng, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, buôn bán với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Đô thị dần được mở rộng và quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng cao.
 
Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xếp vào tốp đầu của tỉnh. Công tác an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,02%. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 10 năm qua, toàn huyện đã huy động được trên 2.789 tỷ đồng, đến cuối năm 2018, Nghi Xuân là huyện đạt chuẩn đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, trước 2 năm so với kế hoạch.
 
Cuối năm 2018, Nghi Xuân là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trước thời hạn hai năm. Đây cũng là cơ sở để Nghi Xuân tiếp tục xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch và phát triển đô thị.
 
jjj.jpg
Với những thành tích nổi bật trong xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008; Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2017; UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều cờ thi đua, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và bằng khen. Đặc biệt, huyện đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho những thành tích xuất sắc giai đoạn 2014 - 2018.
 
Tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho nhân dân và cán bộ huyện Nghi Xuân.
 
Sau phần lễ, các đại biểu và nhân dân đã được thưởng thức chương trình văn nghệ với màn sử thi đặc sắc “Nghi Xuân - từ di chỉ đến thăng hoa” gồm các tiết mục: Tích sử ông Đùng và tộc Bồ Lô với non Hồng Lĩnh, Lời non sông vọng mãi, Thiên hạ hà nhân khóc Tố Như, Nghi Xuân trên đường mới… Trong đó, có nhiều hoạt cảnh giới thiệu về mảnh đất, con người, lịch sử Nghi Xuân qua từng thời kỳ.
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top