Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 11 năm 2020 | 8:19

Ngợi ca những Nhà giáo yêu trẻ, “say” nghề

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm, chúng tôi nhận được rất nhiều niềm vui từ những cô giáo yêu trẻ, “say” nghề ở Hà Nội.

 “Mẹ của em ở trường”…

Cô giáo Nguyễn Thị Khánh, giáo viên Chủ nhiệm lớp 1G, Trường Tiểu học Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, cho biết, cô được phân công dạy học sinh lớp 1 đã 11 năm nay. Năm học 2020, có đặc biệt là Dịch Covide–19 kéo dài, vì vậy, cả cô và trò rất vất vả khi bước vào năm học mới.

 

img_3670.JPG

Cô Khánh đi từng bàn uốn nắn cho các con trong giờ học.

 

Theo lệ thường, các con tiểu học khi vào năm học mới thường có bước “tiền tiểu học”, được tập dượt trong khoảng 5 tháng, nghĩa là được làm quen chữ cái, nề nếp ra vào lớp, tư thế ngồi học, chăm chú nghe cô giáo giảng bài…

Nhưng năm nay bị “phá lệ”, vì đến giữa tháng 7 mới kết thúc học hè, sau đó phải chuẩn bị để đầu tháng 9 vào năm học mới ngay. Vì vậy, việc rèn nề nếp trẻ lớp 1 năm học 2020 – 2021 rất vất vả, cả cô và trò phải vừa làm quen, vừa dạy, vừa dỗ, vừa uốn nắn trong tác phong sinh hoạt để có thời gian học chữ.

Chỉ nói 1 việc đơn giản, phải mất 1 tháng để rèn các con chuyện  vệ sinh cá nhân. Ví như, các con tè dầm, đi vệ sinh nặng, “bĩnh” trong quần trong giờ học là chuyện bình thường. Thậm chí, có con đi vệ sinh nặng xong, không biết xử lý như thế nào, xách cả quần cởi truồng đi về lớp…

Khi ấy, cô giáo phải ngừng giảng bài, đưa con trở lại nhà vệ sinh, dạy con cách sử dụng giấy vệ sinh, sau đó rửa tay, lau tay và mặc quần áo trước khi về lớp. 

Sau những lần như vậy, cô giáo có “kinh nghiệm” xin quần áo sạch sẽ của con, cháu mình, đưa đến lớp thay cho các con, sau đó, phụ huynh trả lại để các bạn khác dùng.

Chưa kể, đến giờ ăn trưa, cô giáo còn phải bón cơm cho các con, có cháu không những ăn chậm, mà còn “ngậm” không chịu nuốt, phải dỗ mài mới hết 1 bát cơm. Nếu các con không ăn no sẽ ảnh hưởng buổi học chiều, cứ như vậy, xong ăn lại đến ngủ, lúc ấy cô giáo mới ăn trưa.

“Đặc biệt, dạy trẻ lớp 1 tuyệt đối không được “cáu”, nếu cáu là con ngồi im luôn, không giao lưu và bất hợp tác ngay. Do vậy, để rèn luyện, các  cô giáo thường mặc áo dài khi đứng lớp. Trong tà áo dài, giáo viên có “cảm giác” được nhắc nhở phải nền nã trong công việc và xử sự”, cô Khánh cho biết thêm.

Ở khối lớp 2, cô Trịnh Thị Phú Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B, cũng cho biết, cô chuyên giảng dạy lớp 2 và 3, riêng lớp 2 đã có 20 năm tròn. Bước vào năm học này vất vả hơn, riêng việc đầu giờ sáng phải đo nhiệt độ cho các con đã mất một khoảng thời gian lớn.

Chưa kể, trước đó các con nghỉ học nhiều, phải học online ở nhà từ tháng 1 - 4, kiến thức lớp 1 “hổng”, phải bù giờ rất nhiều. Tuổi này các con còn ham chơi, chỉ được nghỉ hè 1 tháng lại phải vào học ngay, cô trò chưa có nhiều thời gian để làm quen nhau.

Theo đó, ở lớp 1 các con chỉ mới dừng lại ở đọc và viết, trong khi lên lớp 2 đã bắt đầu luyện từ và câu, viết đoạn văn. Về môn toán đã học đến chương trình cộng trừ có nhớ, giáo viên phải dành rất nhiều thời gian để luyện cho các con.

Vì vậy, cũng như nhiều địa phươg khác trên cả nước, chúng tôi rất mong từ nay đến cuối năm, việc học hành của các con sẽ bình ổn, không bị xáo trộn, ngắt quãng, để cô trò yên tâm học hành.

Ngoài ra, không riêng tôi, nhiều giáo viên tiểu học ở Chu Văn An đều có mặt ở trường từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối là chuyện thường. Đều đặn, cuối mỗi buổi học, chúng tôi thường dành 1 – 2h để giúp những bạn tiếp thu chậm, đọc bài, luyện chữ, chữa toán, phát âm sai…

“Còn bạn hỏi động lực nào để tôi yêu nghề, yêu trẻ và chăm lo cho các con như con cái của chính mình, có lẽ do gia đình tôi có truyền thống 3 đời làm nhà giáo, bố đẻ của tôi nguyên là Hiệu trưởng Trường cấp 3 Hà Nội cũ.

Hai con gái cũng đang theo học Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, các cháu lớn lên tự ghi nguyện vọng vào trường, bố mẹ không hề can thiệp”- cô Hà cho biết thêm.

 

img_3714-1.JPG

 Cô Hà hướng dẫn các con làm thiệp chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.

 

Xây dựng nhà trường yêu nghề, mến trẻ

Anh Đoàn Mạnh An, Trưởng Ban phụ huynh lớp 1G cho biết, anh nhận làm Trưởng Ban phụ huynh do có con gái nhỏ đầu lòng vừa mới vào lớp 1G.

Mặt khác, cũng theo anh An, thông thường các bậc phụ huynh hay chọn ban phụ huynh là các mẹ, để dễ gần gũi cô giáo và nắm bắt các con. Song, cô Khánh góp ý, nên có 1 phụ huynh là nam giới, để các con có đầy đủ sự quan tâm của cả bố và mẹ…

Vì vậy, anh đã nhận lời, tuy nhiên, trước khi cho con vào trường Tiểu học Chu Văn An, anh cũng đã tìm hiểu cặn kẽ, và được biết, các giáo viên ở đây rất mẫn cán, tinh thần trách nhiệm cao, và là ngôi trường có truyền thống giảng dạy tốt, yêu nghề, mến trẻ.

Lấy 1 ví dụ nhỏ, năm 2019 do có dịch Covid–19, con gái nghỉ học nhiều, sợ không theo kịp các bạn, tôi đã đặt vấn đề cho cháu học thêm. Cô Khánh cho biết, bố mẹ cứ yên tâm, cô sẽ nắm bắt năng lực của từng cháu để có cách dạy dỗ phù hợp.

Hoặc, đơn giản như: cô có sáng kiến cho các con thi biểu diễn thời trang, từ những bộ trang phục độc đáo bố mẹ đã mua cho con như áo dài, khăn đóng. Mục đích qua trò chơi để biết tính cách các con, cốt để cho các con tự tin, mạnh dạn trước đám đông, và biết yêu thương, chia sẻ cho bạn bè kém may mắn…

Ở lớp 2B, các phụ huynh cũng cho hay, biết đối tượng của mình là các con còn nhỏ, ham chơi hơn ham học, nhân dịp Tết Trung thu, cô Hà đã tự tay trang trí lớp, vừa làm vừa hướng dẫn các con làm theo và uốn nắn cho các con từng ly, từng  tý, trong giờ học cũng như giờ chơi, lúc đi ngủ.

Đặc biệt, cô còn có thói quen giữ lại những đạo cụ, đồ chơi đẹp của từng năm, để làm cho “kho” đồ chơi của các con ngày càng phong phú, bố mẹ không cần phải mua sắm...

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, cô Nguyễn Thị Huệ, cho biết: “Năm học 2020 – 2021 nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học trên lớp. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất, nỗ lực xây dựng nhà trường yêu nghề, mến trẻ.

Đồng thời, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Tăng cường sự gắn kết 3 môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Ngoài ra, còn đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, gắn việc giáo dục với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nhất là tăng cường các hoạt động trải nghiệm, để các con biết yêu lao động, yêu cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên. Biết trân trọng bác nông dân, cô công nhân, giúp các con vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Mặt khác, điểm “nhấn” năm nay của nhà trường vẫn là bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, kèm cặp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, từng bước nâng cao năng lực cho các con”.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top