Mưa lũ vừa qua không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản của bà con tại các tỉnh miền Trung. Mà còn làm chậm vụ lúa của bà con so với dự kiến ban đầu. Do đó, lãnh đạo các địa phương đang chủ động nhiều biện pháp “hỗ trợ” người dân.
Hà Tĩnh: Người dân Can Lộc “gỡ khó” để sản xuất vụ lúa đông
Mưa lũ đã làm chậm thời vụ của nông dân Can Lộc gần nửa tháng. Thế nhưng, quyết tâm không để diện tích bỏ trống và cải thiện thu nhập, các địa phương cũng đã chủ động các biện pháp hỗ trợ người dân “gỡ khó” để sản xuất vụ đông.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân ở thôn Lồng Lộng, xã Thuần Thiện đã ra đồng từ sớm, gom lại những cây giống còn sót sau mưa lũ để ươm mầm cho vụ thu hoạch vào dịp tết sắp đến. Một người dân cho biết: “Nhà trồng gần 3 sào hành, trong đó có hơn một nửa là hành tăm, số còn lại là hành ống. Năm nay mưa lũ nên giá cả có đắt hon so với trước, mức giá tại chợ khoảng 20 - 25 ngàn đồng/kg. Đó cũng là động lực để chúng tôi khôi phục diện tích, cải thiện thu nhập”.
Mưa lũ đã làm chậm thời vụ của nông dân Can Lộc gần nửa tháng. Thế nhưng, quyết tâm không để diện tích bỏ trống và cải thiện thu nhập, các địa phương cũng đã chủ động các biện pháp hỗ trợ người dân “gỡ khó” để sản xuất vụ đông.
Một lãnh đạo xã Xuân Lộc cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng đẩy mạnh, tuyên truyền đến người dân thông qua các cuộc họp. Cố gắng phủ kín 10ha hoa màu vụ đông. Được sự hỗ trợ của địa phương từ kinh phí mua giống và làm đất, chúng tôi đã thuê máy về đẩy nhanh tiến độ”.
Quảng Bình: Khẩn trương khôi phục sản xuất
Ước tính Quảng Bình thiệt hại hơn 230 tỷ đồng từ đợt mưa lũ vừa qua. Do đó, việc tổ chức tái đàn chăn nuôi sớm ổn định cho bà con là việc làm hết sức cấp thiết.
Để giúp người dân khôi phục sản xuất, UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành trung ương hỗ trợ tỉnh Quảng Bình 700 con bò, 17.000 con lợn, 3.000 con thỏ NewZealand, 750.000 con gà, 20.000 con vịt; các loại vắc xin, hóa chất sát trùng, thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm…
Theo một lãnh đạo phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy, bên cạnh các biện pháp khắc phục hậu quả của thiên tai, huyện Lệ Thủy tiếp tục vận động nhân dân gia cố, cải tạo lại ao nuôi, hệ thống chuồng trại để tái đàn gia súc, gia cầm. Căn cứ trên kết quả rà soát, thống kê tình hình thiệt hại, huyện đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin kinh phí hỗ trợ cho từng hạng mục cụ thể để hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất.
Quảng Trị: Triệu Phong dồn sức khôi phục sản xuất
Theo thống kê của UBND huyện Triệu Phong, trong các đợt lũ vừa qua tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 325 tỉ đồng. Người dân xã Triệu Phước chia sẻ, gia đình nuôi 0,5 ha tôm, mỗi vụ trừ chi phí thu lãi hơn 70 triệu đồng. Các đợt lũ vừa qua cuốn trôi toàn bộ tôm nuôi của gia đình, dụng cụ nuôi tôm và nhiều đoạn bờ ao bị nước gây sạt lở nên thiệt hại vô cùng lớn.
Lãnh đạo UBND huyện Triệu cho biết, chưa có năm nào mà lũ chồng lũ nhiều đợt như năm nay. Sau mỗi đợt lũ đi qua vùi lấp hơn 220 ha ruộng, hệ thống kênh mương, trạm bơm hư hỏng nặng.
Với quan điểm không để bất cứ một diện tích đất nào bị bỏ hoang do mưa lũ gây ra nên lãnh đạo huyện Triệu Phong liên tục chỉ đạo lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội chung tay giúp dân vệ sinh đường sá, cải tạo đồng ruộng, sửa chữa kênh mương nội đồng.
Dự kiến ngày 20/12 tới, các địa phương sẽ tiến hành khâu làm đất để đến ngày 10/1/2021 gieo lúa trà đầu, thời gian từ nay đến đó không còn nhiều nên công việc cải tạo đồng ruộng, kênh mương nội đồng càng cấp bách hơn bao giờ hết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…