Do bố mẹ bị nhiễm chất độc da cam ở chiến trường Quảng Trị và Lào, ông Hoàng Xuân Hạnh bị mù bẩm sinh. Song, vượt lên hoàn cảnh, ông đã có 2 bằng đại học chính quy.
Không những thế, năm 2012, ông thành lập Công ty cổ phần Tư vấn và Hỗ trợ nghề Việt Nam, không chỉ giúp đỡ người khuyết tật, mà còn cả người khoẻ mạnh có việc làm ổn định.
Ông Hạnh hướng dẫn châm cứu bằng máy DDS.
Nghị lực vượt khó
Hoàng Xuân Hạnh là người con thứ 2, trong gia đình có 3 chị em, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nhưng cả 3 đều bị mù bẩm sinh, do bố mẹ bị nhiễm chất độc da cam, bố tham gia chống Mỹ ở Quảng Trị, mẹ từng tham gia chiến đấu ở mặt trận Lào; cả 2 đều xuất ngũ năm 1975.
Khi sinh con gái đầu lòng năm 1973 bị mù, rồi tiếp theo con trai thứ 2 năm 1975, là ông Hạnh cũng bị mù, bố mẹ ông lúc này chưa biết đó là do chất độc gia cam, nên rất buồn. Tuy nhiên, năm 1981, họ vẫn quyết định sinh con thứ 3, hy vọng có một đứa lành lặn, bình thường nhưng đứa con thứ 3 của ông bà cũng bị mù bẩm sinh. Hiện, cả gia đình ông đều hưởng chế độ chất độc da cam.
Mặc dù số phận không may, nhưng bù lại, ông Hạnh rất chăm chỉ học hành, năm 1994, tốt nghiệp lớp 12; Năm 1997, khi đang tham gia Hội Người mù Kỳ Anh, ông được Hội Người mù Việt Nam, mời ra tham dự lớp đào tạo giáo viên nguồn cho Hội. Sau đó, được giữ lại giảng dạy bộ môn Phục hồi chức năng và Tin học cho người mù cả nước, tại Trung tâm Đào tạo cán bộ phục hồi chức năng, Hội người mù Việt Nam.
Nhờ hiếu học, năm 1999, ông thi đỗ Khoa Triết, Ngành Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, lúc này ông vừa đi học vừa đi dạy; năm 2004 đỗ tốt nghiệp loại khá. Đặc biệt, cũng trong năm này, ông mở cơ sở Tẩm quất Người mù Hoàng Kim, lúc đầu chỉ có 3 người, 2 anh em ông, và 1 học viên tham gia.
Năm 2005 ông Hạnh kết hôn, vợ là người sáng mắt, và là cán bộ giúp việc cho Hội Người mù Quảng Ngãi, được cử ra Hà Nội học. Nhờ có tổ ấm gia đình và 2 con, một trai, một gái, xinh xắn, khoẻ mạnh, ông Hạnh đã yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho xã hội.
Đặc biệt, với phẩm chất hiếu học, năm 2012, ông tiếp tục thi đỗ vào Học viện Hành chính Quốc gia và tốt nghiệp với bằng Thạc sỹ, ngành Quản lý Hành chính công. Đồng thời, thành lập Công ty cổ phần Tư vấn và Hỗ trợ nghề Việt Nam cho đến bây giờ.
Tiếp cận công nghệ điện sinh học DDS
Đầu năm 2018, tình cờ vào mạng tìm hiểu công nghệ điện sinh học (DDS), phương pháp mát xa trị liệu bằng DDS, ông đã gặp một người bạn Trung Quốc. Qua trao đổi, người bạn giới thiệu với ông về máy DDS, công nghệ Mỹ, sản xuất và lưu hành tại Trung Quốc, vì ở đây khoa điện châm rất nổi tiếng.
Dựa vào nguyên lý, trong mỗi con người đều có 1 nguồn điện sinh học tự nhiên đang ngủ quên, nay được DDS thức tỉnh để trị liệu các loại bệnh có trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. DDS là phương pháp bấm huyệt không cần thuốc, nhưng trước khi điều trị, tuỳ vào chỗ đau, phải xoa các loại tinh dầu bằng thảo mộc tự nhiên, giúp thẩm thấu vào vùng đau tốt hơn.
Bình thường, nếu 1 chỗ đau, người bệnh xoa dầu chỉ được 10 - 20%, thì qua máy DDS, sẽ thẩm thấu được 80 - 90%. Theo đó, DDS có chức năng 3 trong 1: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và điện xung. Nếu không có máy, phải dùng sức người rất vất vả (nhất là người mù), do độ thẩm thấu thấp, không sâu bằng máy. Trong khi, nguyên lý của châm cứu là diện rộng, sâu, vì vậy, sức người không “đọ” với máy được. Mặt khác, DDS còn gián tiếp qua kỹ thuật viên, nên rất hiệu quả, an toàn.
Cấu tạo của máy DDS rất đơn giản, gồm 2 miếng dán, kích cỡ bằng 4 ngón tay, dán lên thắt lưng, hoặc chân của người bệnh, để dẫn điện. Miếng dán là cực âm, tay người châm cứu là cực dương, truyền đến chỗ đau của người bệnh. Các thao tác sử dụng máy rất đơn giản, chỉ cần dùng tay di chuyển đến các huyệt của người bệnh, làm thức tỉnh giây thần kinh và dẫn năng lượng đến điểm đau của bệnh nhân để điều trị.
Tuy nhiên, khi sang Trung Quốc, ông Hạnh đã đến thẳng nhà máy sản xuất thiết bị y tế của bạn, tiếp cận và trải nghiệm việc châm cứu bằng DDS, sau đó ông đã cải tiến máy rất nhiều. Ví như, yêu cầu thay các loại dây dẫn điện tốt hơn. Điều chỉnh một số thao tác thuận tiện cho việc vận chuyển, đi lại của người mù.
Sau khi thiết bị châm cứu hoàn thiện như mong muốn, tháng 6/2018, ông Hạnh ký hợp đồng với bạn, nhập khẩu về Việt Nam. Được Cục Đo lường chất lượng Việt Nam kiểm định, máy châm cứu DDS đã lưu hành hợp pháp từ bấy đến nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là, dù đã có những điều chỉnh theo ý muốn, song do đặt hàng thẳng với nhà máy, nên có giá 12.400.000 đồng/máy, nếu mua ở ngoài 20 triệu đồng/máy. Đặc biệt, ngoài chữa bệnh, DDS còn có tác dụng làm đẹp như: mát xa mặt, làm tan mỡ bụng….
Hàng trăm lao động có việc làm ổn định
Ông Lý Thuỷ, Hội Đông y Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cho biết, ông bị tai biến mạch máu não, tay chân run rẩy, đi lại khó khăn, đã châm cứu nhiều nhưng không khỏi. Vì vậy, ông hay vào mạng tìm cách chữa trị, và đã gặp ông Hạnh. Là thầy thuốc đã có nghề châm cứu bằng kim cổ truyền, nên ông học DDS rất nhanh. Sau đó, ông đã mua máy, cộng với tiền học phí (1 tháng) 4 triệu đồng, tổng cộng 16,4 triệu đồng.
Lớp tập huấn máy châm cứu DDS.
“Sau một năm vừa châm cứu bằng điện sinh học cho bản thân và bà con, tôi đã thu được vốn. Nhưng cái chính và điều kỳ diệu là tôi đã khống chế được bệnh tai biến mạch máu não. Hiện, sẵn có máy DDS, khi nào đau nhức mỏi, tôi lại châm cứu, rất tiện lợi. Nếu bà con đến chữa bệnh, tôi thu với giá 100.000 - 200.000 đồng/lần, vì đây là địa bàn miền núi, chủ yếu bà con dân tộc nghèo”, ông Thuỷ chia sẻ.
Bà Lê Thị Mỹ Hảo (TP. Vinh - Nghệ An) cho biết, bà bị tai biến mạch máu não tháng 7/2018, đã chạy chữa khắp nơi không khỏi. Tháng 1/2019, qua Chi nhánh DDS Vĩnh Phúc, bà đã gặp ông Thuỷ, ông đã giúp bà điều trị và tiếp cận máy DDS. Ngay sau đó, bà đi học lớp xoa bóp, bấm huyệt tạiTrường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh (Hà Nội) 2 tháng. Sau khi lành bệnh, bà đã châm cứu chữa bệnh tại quê nhà, giúp những người có hoàn cảnh như bà.
“Tôi đã đi nhiều bệnh viện, nhưng không đâu chữa được bệnh tai biến, quả là điều kỳ diệu. Trước đây, tôi phải đi “kéo lê” 1 chân; nay đã đi bình thường, không còn đau đớn, do nhà có máy DDS nên tôi thỉnh thoảng vẫn châm cứu để thư giãn”, bà Hảo cho biết.
Hiện, bà Hảo đang châm cứu cho các bệnh nhân: thoát vị đĩa đệm, đau vai, gáy, cổ; đau lưng; thần kinh toạ. Chỉ trong một thời gian ngắn bà đã chữa khỏi cho 5-6 bệnh nhân đau vai, gáy; 5-7 bệnh nhân bị thần kinh toạ, tai biến; giá một lần điều trị 3 - 3,5 triệu đồng/10 ngày/đợt châm cứu, bệnh nhân đã đỡ 70 - 80%.
Đặc biệt, em Vũ Văn Diệp, 18 tuổi, quê Nam Định, bị mù bẩm sinh, nhờ chị gái vào mạng tìm việc làm cho người mù, đã gặp ông Hạnh, ông nhận vào học nghề và làm việc tại cơ sở của ông. Diệp học rất nhanh, chỉ sau 1 - 2 tháng đã có thể châm cứu được. Sau khi học và thực hành tại cở sở của ông Hạnh, được cấp chứng chỉ hành nghề DDS, Diệp đã có thể mở cơ sở chữa bệnh riêng tại quê nhà, như mong ước cuả em.
Gần đây nhất, bà Đàm Thị Lan, Trung tâm Tư vấn, huấn luyện hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp, Hội Phụ nữ Lào Cai, đã mua 9 máy DDS, và đang mời ông Hạnh lên hướng dẫn sử dụng cho chị em, ông Hạnh đã nhận lời.
Đặc biệt, 1 Việt kiều ở Mỹ, đã mua máy DDS của Trung Quốc tại Mỹ, song, không thành thạo như ông Hạnh, do Trung Quốc chỉ bán máy, không chú trọng đào tạo, nên khó sử dụng và hành nghề. Vì vậy, bà đã vào mạng và gặp được ông Hạnh, lúc đầu cả 2 quyết định sẽ học qua online. Song, bà đã đổi ý, vì đang có cơ sở chữa bệnh ở Califonia, nên bà vẫn muốn ông Hạnh sang Mỹ, trực tiếp giảng dạy cho bà. Hiện, bà đang làm thủ tục, chờ ngày đón ông Hạnh sang.
Ông Hạnh cho biết, hiện, đã có trên 400 máy DDS bán ra thị trường trong nước, tương đương với 400 lao động đang hành nghề; chưa kể, nhiều cơ sở có từ 5 - 20 máy (Hải Phòng). Ngoài ra, còn có 20 chi nhánh, và 40 đại lý trên toàn quốc đang bán máy, và chuyển giao công nghệ DDS.
Được biết, thông điệp mà Công ty Tư vấn Hỗ trợ nghề Việt Nam gửi đến người dân là, Công ty muốn tạo việc làm, và giúp chữa bệnh cho mọi đối tượng, từ bình dân đến bác học. Đặc biệt là khu vực nông thôn, vì đây là nơi có nhiều bệnh nhân, ít tiếp cận với cơ sở y tế, ngại đến bệnh viện.
Vì vậy, thông qua máy DDS, họ có thể chữa khỏi được khá nhiều căn bệnh nan y, ngay tại quê nhà, mà không phải tốn nhiều chi phí. Đặc biệt, những ai muốn hành nghề, Công ty sẽ chuyển giao công nghệ ngay tại nhà, hoặc đến những Chi nhánh DDS gần nhất của địa phương.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.