Nhiều lần khách hàng tại 57 Hàng Chuối (Hà Nội) phản ánh tới Viettel về việc sóng điện thoại yếu, hay mất sóng nhưng nhiều tháng nay, nhà mạng này vẫn chưa khắc phục. Nhiều khách hàng rất bức xúc cho biết sẽ chuyển sang mạng khác sử dụng.
Ông Đinh Thanh Tùng (09833568xx) bức xúc, trước đây trong cơ quan (57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sóng điện thoại Viettel rất khỏe, hoạt động khá tốt. Khoảng 8 tháng nay, không biết vì lý do gì, sóng điện thoại tại đây bỗng dưng rất yếu, chỉ còn một vạch, nhiều khi mất sóng. Muốn gọi đi phải ra bên ngoài mới gọi được.
"Vì sóng yếu, không có sóng mà nhiều người gọi cho tôi nhưng không liên lạc được. Đã 3 lần tôi phản ánh lên nhà mạng nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Làm ăn theo kiểu đem con bỏ chợ thế này, tới đây tôi tính không dùng mạng của Viettel nữa mà chuyển sang nhà mạng khác phục vụ tốt hơn", ông Tùng nói.
Ông Phạm Ngọc Thủy (09669263xx) cùng chung bức xúc: Hoạt động trong lĩnh vực báo chí thường xuyên phải liên lạc, trao đổi công việc. Do sóng yếu, mất sóng làm gián đoạn công việc của tôi. Nhà mạng Viettel giới thiệu đã phủ sóng 4g, 5g, ấy vậy mà giữa Hà Nội sóng cuộc gọi còn không có. Tôi đã nhiều lần gọi điện đề nghị nhà mạng khắc phục nhưng "đâu vẫn hoàn đó".
Bức xúc trước sự việc trên, ngày 8/1/2020, phóng viên liên hệ theo số điện thoại 0989198198, được nhân viên nhà mạng cho biết: “Mã lỗi cung cấp cho em ngoài phạm vi giải đáp của bên em, em xin phép nhập thông tin phản ánh cho mình và chuyển phòng ban hỗ trợ giúp anh. Em sẽ yêu cầu tích nhanh phản ánh để các bạn xử lý nhanh hơn giúp mình, trong khoảng từ hôm nay đến 12/1/2020, anh để ý điện thoại giúp em để xác minh thông tin kết quả”.
Tuy nhiên, đến ngày 15/1/2020, phóng viên không nhận được bất cứ cuộc liên lạc nào từ nhà mạng Viettel, cùng với đó, tình trạng sóng yếu, mất sóng vẫn chưa được khắc phục.
Ngày 16/1/2020, phóng viên tiếp tục gọi điện theo số 0989198198, thì được nhân viên của Viettel cho biết, hiện tại kiểm tra chưa thấy có thông tin liên quan tới chất lượng mạng anh phản ánh.
Nhân viên này cho biết thêm, khu vực này trạm 3g không phát sóng, do lỗi kỹ thuật, lỗi này em thấy lâu rồi. Hiện tại, Viettel bên em cũng đã nắm được thông tin tình hình về chất lượng mạng lưới tại khu vực đã chuyển bộ phận phòng ban kỹ thuật để kiểm tra.
Về hướng xử lý, nhân viên này cho biết, sẽ chuyển phòng ban kỹ thuật để các bạn đến do đạc chất lượng sóng, đưa ra các hướng khắc phục cho khách hàng.
Như vậy, theo thông tin của nhân viên Viettel thì tại khu vực Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) do lỗi kỹ thuật nên trạm 3 g không phát sóng và lỗi này xảy ra từ lâu. Đây có phải lý do khiến nhiều khách hàng đang công tác tại 57 Hàng Chuối sử dụng mạng của Viettel bị sóng yếu, mất sóng?
Tại sao khách hàng đã phản ánh nhiều lần, trong nhiều tháng qua, trạm 3g không phát sóng từ lâu nhưng nhà mạng chưa khắc phục? Đây có phải là cách làm ăn theo kiểu "đem con bỏ chợ" của nhà mạng Viettel? Và như thế, có đúng như slogan của Viettel: "Hãy nói theo cách của bạn"?
Nếu nhà mạng Viettel không lắng nghe, tiếp thu ý kiến những phản ánh của khách hàng, không kịp thời khắc phục lỗi mạng thì không chỉ nhiều khách hàng tại 57 Hàng Chuối sẽ chuyển sang nhà mạng khác mà nhiều khách hàng khác cũng sẽ làm như vậy?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.