Tháng qua, Văn phòng Tổng tòa soạn báo Kinh tế nông thôn đã nhận được đơn thư kiến nghị, tố cáo của các ông, bà sau và theo đúng quy định của Luật Báo chí, tòa soạn đã chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Từ ngày 01-25/12/2014, Ban Bạn đọc báo Kinh tế nông thôn đã tiếp nhận và xử lý một số đơn thư khiếu nại, khiếu kiện của bạn đọc bằng đường chuyển tiếp nội dung khiếu nại đến các cơ quan chức năng, đề nghị xem xét và trả lời theo luật định. Cùng đó, phóng viên Báo cũng đang tiến hành xác minh, tìm hiểu sự việc cụ thể nhằm thông tin chính xác theo đơn thư của những bạn đọc sau:
1. Đơn khiếu nại của ông Nguyễn Khắc Hợp, Nguyễn Danh Lâm, Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc xã viên HTX NN Cao Lãm, xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phản ánh hàng loạt "khuất tất" trong quản lý củah hợp tác xã (HTX) Cao Lãm.
Cụ thể, việc cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước cho xã viên từ năm 2012 - 2013 là 144.624.000 đồng, chỉ chia cho xã viên 99.000.000, số còn lại bị "biển thủ" một cách bất hợp.
Hai là, năm 2013, Nhà nước hỗ trợ cho xã viên HTX Cao Lãm tiền trồng cây lúa nước với mức 9.000 đồng/sào, thành tiền toàn HTX là 40.418.000 đồng. Nhưng ban lãnh đạo HTX chỉ vào sổ sách báo cáo với xã viên là 20.000.000 đồng.
Cũng trong năm 2013, Nhà nước hỗ cho HTX Cao Lãm tiền giống đậu tương với mức tương ứng là 50%. Nhưng HTX đã thu tiền của xã viên gấp đối, khi người dân phát hiện ra sai phạm HTX thì sự việc vẫn chìm trong im lặng, không được giải quyết.
Bốn là, cán bộ quản lý HTX tự ý lấy tiền của nhân dân đóng góp đóng bảo hiểm cho ban cán bộ trong HTX.
Năm là, năm 2012 - 2013, HTX Cao Lãm lợi dụng kiến thiết đồng ruộng, kênh mương đã tự khai khống khối lượng để quyết toán. Nâng từ 391.000.000 đồng lên 500.000.000 đồng. Trong khi hàng năm người dân phải đống gớp 16kg kiến thiết đồng ruộng.
Nội dung phản ánh của bạn đọc, Báo Kinh tế nông thôn đã cử phóng viên xác minh thông tin, đồng thời có văn bản gửi cơ quan chức năng huyện Ứng Hòa theo đúng quy định Luật Báo chí.
2. Đơn của các hộ dân thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có nội dung:
Dự án làng nghề Mai Trung đã tiêu tốn trên dưới 10 tỷ đồng của ngân sách Nhà nước nhưng kết quả vẫn là con số không. Từ đây, hé lộ nhiều sai phạm của chính quyền sở tại khi thực hiện dự án.
Cụ thể, việc chỉ đạo và thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) của Đảng ủy, UBND xã Mai Trung là trái với chủ trương xây dựng làng nghề và chỉ đạo của huyện, không triệt để và thoái thác trách nhiệm. Cụ thể, xã không ban hành nghị quyết lãnh đạo GPMB, không có kế hoạch cụ thể, không có biện pháp giải quyết vướng mắc...
Nghiêm trọng hơn là sai phạm trong việc chi trả đền bù, hỗ trợ. Diện tích mặt bằng khu làng nghề theo quy hoạch dự án là 30.657m2 (trong đó, diện tích theo phương án bồi thường GPMB lần đầu là 29.369m2, diện tích theo phương án phê duyệt bổ sung 1.288m2), thực tế đã chi trả tiền đền bù, hỗ trợ đối với toàn bộ số diện tích trên (30.657m2). Tuy nhiên, khi sự việc vỡ lở thì tổng diện tích thu hồi tại mặt bằng dự án là 27.731m2, trong đó, đất giao ổn định lâu dài là 25.363m2; đất công ích 2.368m2, trong phương án bồi thường số diện tích này, chính quyền xã Mai Trung “hô biến” cho 16 hộ dân sử dụng ổn định lâu dài (có biểu chi tiết kèm theo), dẫn đến số tiền chênh lệch bồi thường giữa đất giao ổn định cho các hộ dân và đất công ích là 158.656.000 đồng do thôn kê sai để rút tiền chi tiêu.
Không chỉ “hô biến” đất công ích thành đất giao ổn định lâu dài cho các hộ dân, chính quyền xã Mai Trung còn “ghé tên” 10 hộ dân không có đất “biên chế” trong khu dự án làng nghề nhưng vẫn có tên trong danh sách bồi thường. Điều này, khi chúng tôi hỏi người dân nơi đây mới biết, những hộ này chính là cán bộ xã và “tay chân” của chính quyền nên họ được hưởng lợi với số tiền hơn 180 triệu đồng (có biểu chi tiết kèm theo)…
Nội dung phản ánh của bạn đọc, BBT Báo đã cử phóng viên liên hệ xác minh thông tin và có nhiều bài phản ánh. Báo Kinh tế nông thôn cũng đã gửi công văn đề nghị cơ quan chức năng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vào cuộc điều tra, làm rõ, đồng thời thông tin tới Báo để có cơ sở phản hồi bạn đọc.
3. Báo Kinh tế nông thôn nhận được đơn khiếu nại của ông N.Q.H, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, phản ánh:
Công ty CP Vận tải Đa phương tiện Vietranstimes, trụ sở 80 – 82 Bạch Đằng, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng từ sau khi cổ phần hóa đến nay, công ty có kết quả kinh doanh yếu kém, nhiều ý kiến trong công ty thắc mắc lợi nhuận chạy đi đâu.
Đặc biệt, vừa qua Công ty Vietranstimex đã bán thanh lí tài sản rất lớn của Công ty tại lô đất đã được cấp sổ đỏ tại Quận 2, TP HCM với giá 77 tỷ đồng (tương đương 15.028m2). Tính ra là quá rẻ so với mặt bằng giá tại Quận 2, khiến nhiều cổ đông thắc mắc…
Không những thế, ông Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Sâm đáng lẽ đã quá tuổi nghỉ hưu từ rất lâu nhưng đến nay vẫn ung dung tại vị
Để có cơ sở thông tin tới bạn đọc, Ban biên tập Báo chuyển nội dung đơn thư bằng đường công văn tới Quý công ty nhằm làm rõ sự việc, giải quyết khiếu nại của cổ đông, đồng thời thông tin đến báo kết quả để Báo Kinh tế nông thôn có cơ sở trả lời bạn đọc theo quy định của Luật Báo chí.
4. Dấu hiệu lừa đảo của Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Lan Việt (gọi tắt là Công ty Lan Việt) ở địa chỉ 60, đường Thanh Niên, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương (Hải Dương) hiện chuyển đến địa chỉ: số 4, đường An Định, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương và treo biển là Công ty TNHH MTV Anh Hào (gọi tắt là Công ty Anh Hào) do ông Nguyễn Văn Hào làm giám đốc có khả năng đưa người đi lao động ở Hàn Quốc, là nội dung tố cáo của bạn đọc Lê Minh Cường, ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Luật Báo chí, BBT báo đã cử phóng viên xuống xác minh thông tin và đăng tải nội dung liên quan đến vụ việc.
5. Nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nhân Khang (Lý Nhân - Hà Nam); khúc mắc trong dồn điền đổi thửa xây dựng NTM của hàng ngàn hộ dân ở xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội cũng là những nội dung bạn đọc phản ánh đến Báo Kinh tế nông thôn trong tháng qua.
Theo Luật Báo chí, BBT báo đang cử phóng viên xác minh thông tin, để có cơ sở trả lời thông tin bạn đọc.
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Ban bạn đọc - Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, Hà Nội. Điện thoại: 0912438302. E-mail: [email protected]. |
Ban bạn đọc
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.