Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 7 năm 2021 | 1:21

Những “án phạt” thích đáng dành cho các đối tượng có hành vi phá rừng

Nhiều vụ việc, đối tượng đã bị cơ quan chức năng bắt và xử lý hành chính, thậm trí truy tố hình sự vì có những hành vi phá rừng gây hậu quả nghiêm trọng… người dân hay bất kỳ tổ chức nào cũng nên “gối đầu” những bài học, hậu quả khôn lường sau?

Dùng cưa điện “hòng” phá rừng chánh bị phát hiện?
 
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk G'Long (Đắk Nông) đang điều tra vụ phá rừng vừa được phát hiện tại tiểu khu 1658 thuộc lâm phần Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý.
Theo đó khoảng 4 giờ sáng ngày 19/7, Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn phối hợp cùng Chốt quản lý bảo vệ rừng liên ngành xã Quảng Sơn (Chốt 3337) tổ chức tuần tra tại lâm phần Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý.
th.jpg
Những cây gỗ vừa bị cưa hạ dấu cưa đang còn mới (ảnh: N.G)
Trong quá trình tuần tra phát hiện tiếng cây ngã đổ, đoàn kiểm tra đến gần hiện trường phát hiện nhiều tiếng cưa điện đang cưa hạ cây rừng. Đoàn kiểm tra mật phục vây bắt đối tượng, tuy nhiên các đối tượng phá rừng đã lợi dụng trời tối bỏ trốn.
 
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, ngày 22/7, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G'Long phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện, Viện KSND huyện và xã Quảng Sơn tiến hành khám nghiệm hiện trường. Kết quả cho thấy rừng tự nhiên bị phá trái pháp luật với diện tích 6.820 m2, mức độ thiệt hại 85%.
th1.jpg
Tại hiện trường, cây rừng ngã đổ ngổn ngang, dấu vết chặt hạ bằng cưa, dao phát (ảnh: N.G).
Đây là diện tích rừng do UBND tỉnh Đắk Nông cho Công ty cổ phần Thiên Sơn thuê để thực hiện dự án.
 
Hiện, công an huyện Đắk G’long đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định.

Phá hơn 3.600m2 rừng phòng hộ

Lực lượng kiểm lâm TP. Đà Lạt phát hiện khoảng 3.600m2 rừng phòng hộ tại Tiểu khu 158B, lâm phần nằm trên địa bàn xã Tà Nung (TP. Đà Lạt), bị các đối tượng phát luỗng, cưa hạ và đốt cháy.

Hạt Kiểm lâm TP. Đà Lạt đã truy xét, khoanh vùng các đối tượng tình nghi và đến 20h cùng ngày đã xác định 2 đối tượng là Đào Khắc Quý (SN 1953, thường trú tại xã Đinh Trang Thượng, Di Linh), và Vũ Hồng Cường (SN 1964, thường trú Tân Hội, Đức Trọng) có hành vi phá rừng tại khu vực trên.

Tại cơ quan chức năng, bước đầu ông Quý cũng đã khai nhận đã phá khoảng 1.600m2 rừng, ông Cường phá khoảng 2.000m2 rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất.

Sau hơn 5 tháng xác minh, điều tra, cơ quan chức năng đã có kết luận, đề xuất UBND tỉnh ban hành các quyết định xử phạt hành chính đối với 2 đối tượng phá rừng trái pháp luật trên với số tiền gần 200 triệu đồng.

 

tb2.jpg
Rừng phòng hộ Tà Nung bị phá hồi tháng 2/2021. Ảnh: Hoàng Phúc

Căn cứ vào đề xuất của cơ quan chức năng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Hồng Cường và Đào Khắc Quý với số tiền gần 200 triệu đồng cùng về hành vi phá rừng trái phép luật.

Cụ thể, ông Cường bị xử phạt hành chính với số tiền hơn 87 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật với diện tích 1.721 m2 rừng phòng hộ; đồng thời, phải nộp lại số tiền trên 2 triệu đồng là giá trị của 2,497 m3 gỗ tròn tạp bị tiêu hủy trái pháp luật.

Về phía ông Quý bị xử phạt hành chính với số tiền hơn 112 triệu đồng vì đã tham gia phá 1.992 m2 rừng phòng hộ cùng khu vực với ông Cường tại tại lô h, khoảnh 11, tiểu khu 158B (xã Tà Nung, TP. Đà Lạt). Ngoài ra, ông Quý còn bị tịch thu 2,242 m3 gỗ tròn tạp do phá rừng và phải nộp lại số tiền bằng giá trị của 0,935 m3 gỗ tròn đã bị tiêu hủy.

Bản án tù dành cho “anh trai bản” phá rừng trồng quế…

Cụ thể, theo cáo trạng truy tố, cuối tháng 10/2020, Giàng Seo Páo đã phát phá khu rừng tự nhiên tại thôn Khe Thượng Làng Mới, xã Cốc Lầu với mục đích lấy đất trồng cây quế. Sau khi phát phá, chờ cây khô, Giàng Seo Páo đốt cháy toàn bộ diện tích rừng đã phát thì bị cơ quan chức năng phát hiện.

Sau khi cơ quan chức năng lập biên bản và yêu cầu Páo giữ nguyên hiện trạng rừng, nhưng Páo không chấp hành, cố tình mang cây quế lên trồng trên diện tích rừng đã hủy hoại.

Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng xác định, diện tích rừng do Páo phát nát là 5.534 m2; tổng số lâm sản bị thiệt hại là 221 cây, gồm các loại cây vối thuốc, thành ngạnh, ba soi…; nguồn gốc hình thành là rừng tự nhiên, sản xuất.

Trong quá trình điều tra, truy tố, Giàng Seo Páo đã thành khẩn khai báo và tự nguyện bồi thường thiệt hại 6.142.740 đồng (theo kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Bắc Hà) và nhận sẽ nhổ bỏ toàn bộ cây quế đã trồng ra khỏi diện tích rừng theo quy định của pháp luật.

 

th4.jpg
Bị cáo Giàng Seo Páo tại phiên toà xét xử sơ thẩm vừa qua

Tại phiên tòa xét xử vừa qua, bị cáo Páo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Sau khi nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan cũng như diễn biến tại phiên toà, HĐXX sơ thẩm TAND huyện Bắc Hà cho rằng hành vi của bị cáo huỷ hoại 5.534 m2 diện tích rừng tự nhiên do Nhà nước quản lý, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự môi trưởng rừng về quản lý rừng,… nên cần thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe giáo dục tội phạm và phòng ngừa chung trong xã hội.

Với nhận định và phân tích nêu trên, HĐXX đã quyết định tuyên án bị cáo Giàng Seo Páo mức án 1 năm tù về tội “Hủy hoại rừng”.

Đình chỉ công tác chủ tịch xã để xảy ra phá rừng

Liên quan vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin thuộc địa phận xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, Điện Biên), Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo Vũ Văn Đức đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Lầu A Dùa - Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, thời gian tạm đình chỉ công tác đối với ông Lầu A Dùa được tính từ ngày 23/7 đến hết ngày 6/8/2021 nhằm làm rõ trách nhiệm của ông này trong việc để xảy ra tình trạng khai thác rừng thông trái quy định pháp luật, xảy ra tại khu vực bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình.

 

th5.jpg
Rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin bị chặt phá. Ảnh: M.T

Trước đó, đầu tháng 6/2021, 29 hộ dân thuộc bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo) đã làm đơn xin khai thác rừng thông trồng từ năm 2001 theo Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc và Dự án trồng 5 triệu ha rừng; nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giữa tháng 6, các hộ dân đã hợp đồng với ông T. D.T (trú huyện Mai Sơn, Sơn La) để khai thác hơn 10ha rừng thông. Vụ việc này gây bức xúc dư luận nhân dân.

Thống kê bước đầu có trên 700 cây thông bị chặt hạ theo hình thức khai thác chọn lọc, theo đám; ngoài số gỗ đã chuyển ra khỏi địa bàn, tại hiện trường còn khoảng 90m3 gỗ đã được cắt khúc. Để khai thác, vận chuyển gỗ, ông T. D.T. đã đưa máy móc vào san ủi trên 5.000m2 đất rừng làm thành đường và khai trường sơ chế.

Được biết, diện tích rừng thông đã bị khai thác tại bản Hua Sa A là rừng phòng hộ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, bàn giao cho các hộ dân quản lý, bảo vệ. Như vậy, việc người dân tự ý khai thác là vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác, quản lý và bảo vệ rừng.

Trước đó, ngày 16/7, ông Bùi Minh Hải - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Đinh Văn Cường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo để làm rõ trách nhiệm do để xảy ra tình trạng khai thác rừng thông trái quy định của pháp luật.

 

 

Hữu Thắng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top