Cả cuộc đời sống bám vào thuyền, mưu sinh bằng nghề mò cua bắt ốc nên những người phụ nữ ở xóm chài Thành Công thuộc TP. Thanh Hóa chưa từng biết đến ngày 8/3.
Những cơ cực của xóm chài
Trong khi phố thị đang tấp nập kẻ mua người bán những đóa hoa, những món quà để mang về dành tặng cho mẹ, cho vợ và người thân nhân ngày 8/3, thì ở xóm chài lại đang ngày đêm chong đèn thả lưới đánh bắt cá.
Đấy là những câu chuyện về những phận đời lênh đênh trên sông nước của xóm chài Thành Công, thuộc phố Thành Công, phường Đông Thọ, thành phố (Thanh Hóa).
Cuộc sống của họ từ bao đời nay vẫn vậy, đi làm quần quật trên sông nước, chỉ hi vọng kiếm được nhiều tôm cá để có tiền đong gạo ăn. Họ sống trong lòng thành phố, nhưng lại không được hưởng những gì mà người thành thị có. Gia tài duy nhất của họ chỉ là chiếc thuyền và tay lưới.
Chúng tôi tìm đến xóm chài vào một buổi chiều đầu xuân, khi những người làng chài bắt đầu đi làm về. Họ nhanh chóng mang những thành qủa lao động của mình kiếm được đem lên bờ để bán cho kịp chợ chiều.
Bước chân xuống căn nhà của bà Nguyễn Thị Nguyệt (55 tuổi) chúng tôi bắt đầu cảm nhận được những số phận lênh đênh như chưa có hồi kết. Gọi là nhà nhưng thực chất chỉ là chiếc thuyền rộng khoảng 3m2.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt biết: “Chúng tôi đều mang hộ khẩu người thành phố nhưng lại không có đất, không có nhà, cả đời chúng tôi chỉ bám vào thuyền lấy nghề bắt cá, mò cua để kiếm ăn”.
Cũng theo bà Nguyệt, tất cả xóm có 24 nóc nhà, đa số là hộ nghèo. Dù không gian sống chật hẹp, nhưng có thuyền vẫn có tới 7-8 người sinh sống. Cả ngày ngâm mình dưới nước, tối về chải chiếu rộng quanh thuyền, mỗi người tự tìm cho mình một góc để ngủ.
Dù con sông rất hẹp, hai bên bờ đều là phố thị. Khi hai bờ đang đầy rẫy tiếng ồn và những ánh đèn rực rỡ thì nơi đây lại yên ắng đến lạ thường. Lâu lâu nghe được những tiếng cách cách của người dân khua mạng thuyền để đánh cá.
Nói về những khó khăn vất vả của làng chài, bà Nguyệt chia sẻ: “Chúng tôi sống bám vào thuyền và nghề sông nước, nên chịu biết bao khó khăn, ngay cả nước ngọt để sinh hoạt chúng tôi cũng phải mua 20 nghìn/khối. Đấy là chưa nói đến những hôm trời mưa, gió rét, thuyền thì chao đảo, nước mưa phả vào ướt hết không có chỗ ngủ”.
Sống trong một không gian chật hẹp và cơ cực nên đa số những đứa trẻ ở đây chưa một lần được đến trường. Có một số may mắn được đi học thì cũng chỉ học đến biết đọc, biết viết.
Cuộc sống cơ cực là vậy, nên khi cả thế giới đang nô nức đón chờ ngày 8/3, ngày tôn vinh quyền làm chủ của phụ nữ thì ở đây họ lại trở nên quá xa lạ. Hầu như họ không hiểu đấy là ngày gì.
Không chỉ có bà Nguyệt, mà hầu hết những người sống trên thuyền cũng đều không ai biết đến ngày 8/3. Trong đó có cả người già đến 90 tuổi và trẻ nhỏ đang lứa tuổi ăn học.
Cách thuyền bà Nguyệt không xa, chúng tôi tìm đến thuyền bà cụ Nguyễn Thị Thư (90 tuổi). Dù đã tuổi cao, nhưng hàng ngày cụ Thư vẫn phải nấu cơm chờ con cháu đi làm về.
Cụ Thư cho biết: “Từ khi sinh ra đến giờ tôi chưa từng một lần nhận hoa ngày 8/3. Mà ngày đấy là ngày gì vậy, tại sao chúng tôi lại được nhận hoa”.
Câu hỏi của cụ khiến cho lòng tôi đau thắt lại, cả cuộc đời bám thuyền, dù mang hộ khẩu thành phố những lại sống tách bạch với bên ngoài. Từ đời ông đến đời cha và đời con chỉ nuôi một hi vọng là kiếm được tiền để mua đất xây nhà.
Ước mơ truyền kiếp
Từ bao đời nay vẫn vậy, mỗi con người trong xóm chài chỉ có một ước muốn, ước muốn ấy sắp trở thành gia phả của dòng tộc vì từ khi làng chài có đến ngày nay vẫn chưa một thế hệ nào thực hiện được. Đấy là có được đất làm nhà, lên bờ để sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Viễn (78 tuổi) cho biết. “Khi sinh ra chúng tôi đã biết có xóm chài rồi, những con người ở đây đều nuôi một hi vọng là được lên bờ để lập nghiệp. Khi ông cụ tôi chuẩn bị lâm trung đã dặn dò chúng tôi phải cố gắng kiếm tiền để lên bờ sống, thoát kiếm lênh đênh”.
Nói đến đây, ông Viễn bắt đầu cúi mặt xuống, ông đang nhìn dòng nước chẳng bao giờ biết trong vì cả ngày xóm chài ngâm mình ở đó để kiếm sống còn có lúc no lúc đói, vậy thì làm sao thực hiện được ước mơ của tổ tiên.
Cả đời ông sống lam lũ, quần áo có khi không kịp khô mà vẫn chưa đủ ăn, vậy nên ước mơ lên bờ đối với họ chỉ là xa vời, đời này truyền cho đời khác, như một ước muốn cao quý cần phải lưu giữ.
Vì cuộc sống của họ đang phải chịu biết bao thiệt thòi nên những ngày lễ, ngày kỷ niệm đối đã dần dần bị lãng quên, mà thay vào đấy là những di huấn của tổ tông cùng với miếng ăn để sinh nhai.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.