Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2021 | 13:45

Những phụ nữ đương đầu với Covid-19

Với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”, đã có không ít những tấm gương của phụ nữ đang ngày đêm đương đầu với dịch bệnh.

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”, đã có không ít những tấm gương của phụ nữ đang ngày đêm đương đầu với dịch bệnh, chỉ với mong muốn góp sức, chung tay cùng xã hội đẩy lùi đại dịch.

Gặp người “săn Covid” ở Trung tâm Y tế quận Long Biên

Tôi hơi bất ngờ khi gặp Trưởng khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế quận Long Biên (TTYT) Nguyễn Thị Bích Liễu, được mệnh danh là người “săn Covid” của đơn vị, chị có một thân hình nhỏ bé, nhưng sức làm việc thì thật phi thường.

 

t15.JPG
Trưởng khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế quận Long Biên, Nguyễn Thị Bích Liễu.

 

Lãnh đạo của TTYT quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, trông nhỏ bé như vậy thôi, nhưng thời điểm đỉnh của dịch bệnh Covid-19, cử nhân sinh học Nguyễn Thị Bích Liễu đã đi lấy 1.400 mẫu xét nghiệm của các đối tượng F1 trên địa bàn quận Long Biên, trong đêm tối và mưa rét đến tận 3 giờ sáng mới về.

Chả nói thì ai cũng biết, trong những ngày đầu tiên bùng phát của dịch bệnh và đến tận bây giờ, ngoài công tác khoanh vùng, tiến hành cách ly, những người tiếp xúc với ca bệnh hay còn gọi là F1, y, bác sỹ còn phải trực tiếp lấy mẫu để gửi cho CDC xét nghiệm, nhằm truy vết và khoanh vùng các ca nhiễm Covid-19, ngăn chặn kịp thời không cho lây nhiễm ra bên ngoài cộng đồng.

Công việc này đòi hỏi người cán bộ y tế phải rất khẩn trương,cẩn trọng, nhanh chóng, bảo đảm có kết quả nhanh nhất.

Khi được hỏi về công việc, không nói về mình, chị chia sẻ: “Với tôi, cường độ làm việc của cán bộ, nhân viên của khoa Xét nghiệm TTYT quận rất đáng được ghi nhận. Là Khoa Xét nghiệm nhưng cả Khoa chỉ có 5 cán bộ, nhân viên. Ngay từ đầu dịch bệnh bùng phát, không chỉ người dân mà ngay cả nhân viên làm công tác y tế như chúng tôi cũng rất hoang mang, vì đây là dịch bệnh mới lần đầu tiên xuất hiện.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm và ngành y tế, chúng tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ cho công việc tiếp xúc với ca bệnh để lấy mẫu xét nghiệm, quần áo phòng hộ, khẩu trang, tấm chắn dịch đều được cung cấp đầy đủ. Do vậy, cán bộ và nhân viên trong khoa rất yên tâm”.

“Từ những ngày mới bùng phát dịch bệnh, ngay cả những người thân quen trong gia đình của cũng lo sợ không dám tiếp xúc gần, chứ đừng nói đến người ngoài. Họ kỳ thị chúng tôi và kỳ thị cả người thân trong gia đình, mặc dù chúng tôi đã có ý thức phòng tránh, đến bữa ăn cơm chúng tôi cũng không dám ngồi chung.

Nhưng nhiệm vụ của mình, nên tập thể  quyết tâm đoàn kết và thực hiện nhiệm vụ, anh chị trong khoa cương quyết, lãnh đạo khoa không sợ thì chúng tôi sợ gì”, chị Liễu nói.

Trong lúc trò chuyện, phải gợi ý mãi chị Liễu mới nói một chút về công việc của mình và cán bộ, nhân viên Khoa Xét nghiệm. Chị cho biết, với một địa bàn có nhiều nguy cơ lây nhiễm cao do có nhiều trường hợp đi từ những vùng có dịch về, lấy ví dụ như Đoàn tiếp viên hàng không của Vienam Airlines, hay dân cư trên địa bàn có quê gốc Hải Dương. Để có biện pháp ngăn chặn dịch lây lan, sau khi những đối tượng này về địa bàn, nhận được thông báo của các phường nơi có trụ sở đơn vị, chúng tôi phải tổ chức đi đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vào tận từng phòng để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó chuyển đi sang CDC để tổ chức xét nghiệm ngay. Có hôm chúng tôi đến tận 3h sáng mới về được cơ quan.

Nhà chỉ cách cơ quan khoảng 3km, nhưng thời điểm dịch bệnh, chị Liễu chỉ về nhà  một vài ngày trong tuần, xem hai đứa con của mình ăn uống, học hành ra sao, được cái hai con của chị đều ngoan và đã lớn, nên tự chăm sóc cho nhau được.

Chị Liễu tâm sự: “Vất vả là thế, nhưng chúng tôi chỉ mong sao người dân tự ý thức phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chung tay cùng cả xã hội đẩy lùi dịch Covid-19 là  vui lắm rồi”.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi không được dài, do chị Liễu phải đi lấy mẫu xét nghiệm, nên câu chuyện đành dở dang.

Hiệu trưởng “tình nguyện” vào khu cách ly cùng học sinh

Nữ nhà giáo, cô Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương (Hà Nội)- trường phổ thông đầu tiên có học sinh mắc Covid-19. Dù không tiếp xúc gần với bệnh nhân 1719, nhưng cô Lan đã tình nguyện vào trường để chăm lo cho học sinh và đồng nghiệp.

Cô Lan chia sẻ, có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất là tin 116 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19 đêm 30/1 của trường đều âm tính. Mặc dù còn rất nhiều việc phải lo nhưng nghe tin này khiến mình “nhẹ hết cả người”.

 

t15a.jpg
Cô Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương

 

Chia sẻ về việc tại sao  hiệu trưởng lại chọn vào vòng cách ly, trong khi cô có thể ở ngoài theo dõi mọi việc, cô Lan nghẹn ngào, không kìm được xúc động.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương nhớ lại, đêm 30/1, khi có lệnh 80 học sinh và cán bộ, giáo viên phải cách ly, cô đứng ngồi không yên.

“Lúc ấy tôi làm sao ngồi yên cho được, không biết học sinh bé nhỏ của mình ở trong ấy ra sao. Nghĩ đến đấy, tôi chỉ quyết định rất nhanh, theo cô trò vào khu cách ly rồi xử lý tiếp. Tất nhiên, các con thuộc diện F1 nên ở vòng trong cùng, tôi chỉ ở vòng ngoài nhưng có việc gì còn chạy đi chạy lại, đồng hành với cô trò. Thi thoảng thấy chúng đá cầu hăng quá, hoặc vi phạm khoảng cách cách ly, tôi với lấy loa gọi vào trong. Các con nghe giọng cô, cũng an tâm hơn”, cô Lan chia sẻ.

Được biết, vài ba ngày qua, nữ hiệu trưởng này tất bật chỉ đạo việc chuẩn bị cơ sở vật chất, bàn giao cho cơ quan chức năng, đón học sinh, giáo viên, phụ huynh, lên danh sách, sắp xếp phòng, báo cáo công việc cho cơ quan chức năng…

Chia sẻ về cái Tết đầu tiên đón cùng học trò ở khu cách ly, cô Lan cho hay, khi nghe tin mình quyết định vào khu cách ly, chồng không ngăn cản mà hoàn toàn ủng hộ.

“Con tôi đã lớn, có thể tự lo Tết ở gia đình. Vả lại Tết của gia đình tôi cũng đơn giản. Tôi tin, chồng mình có thể làm được con gà, có chiếc bánh chưng để đón Tết”, Hiệu trưởng Tuyết Lan chia sẻ.

Qua đây, có thể thấy được sự say mê, hy sinh thầm lặng chỉ vì yêu nghề và tận tuỵ với công việc, sẵn sàng vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, cô Lê Thị Tuyết Lan đã chọn cách xông pha vào điểm cách ly để chăm sóc, giáo dục học sinh của mình.

Có thể nói, không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại, họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người.

Viết những dòng này nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp đến gần, cũng là lời chúc chị em nói chung và những người phụ nữ đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh nói riêng thêm sức khỏe, bình an và hạnh phúc, góp phần làm nên thành công cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

               

 

 

 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top