Năm 2020 đánh dấu một bước tiến về nhận thức của nông dân về liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị của các sản phẩm nông sản.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực sản xuất VAC hoạt động khá hiệu quả. Đặc biệt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp chọn sản xuất VAC theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.
Với vai trò là người tổ chức, vận động phong trào làm kinh tế VAC, Hội Làm vườn Việt Nam và các hội thành viên đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu của ngành nông nghiệp.
Kinh tế nông thôn xin điểm những điểm nhấn thành công trong năm qua của Hội Làm vườn Việt Nam:
Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2025, đã được tổ chức thành công vào cuối tháng 10/2020. Hơn 800.000 hội viên Hội Làm vườn Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước tự hào và náo nức chào đón ngày hội của tổ chức mình - Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Đại hội, 84 đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. PGS. TS Nguyễn Xuân Hồng được bầu làm Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII. Theo nhận xét của hội viên HLVVN, đây là Đại hội thay đổi thế hệ. Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ này hầu hết có độ tuổi trẻ hơn 10-15 tuổi so với nhiệm kỳ trước.
Tại Đại hội này, những đại diện ưu tú của hội viên và Hội Làm vườn các địa phương đã bàn bạc, đưa ra những quyết sách phù hợp để thực hiện tốt nhất định hướng lớn của Đảng: Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm… Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức hợp tác… cũng như các đề án, chương trình của Nhà nước, nhất là Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm –OCOP, giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu..., nhằm xây dựng kinh tế VAC mang lại hiệu quả cao về mọi mặt, qua đó củng cố, xây dựng Hội ngày càng mạnh, là cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp nói chung và hội viên, những người làm kinh tế vườn nói riêng.
Vườn mẫu - một sáng tạo hiệu quả, thiết thực của Hà Tĩnh, tạo ra diện mạo mới trong các khu dân cư cả về kinh tế - cảnh quan - môi trường đã được Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương triển khai nhân rộng trong toàn quốc.
Hà Tĩnh là địa phương duy nhất có tiêu chí thứ 20 trong NTM (xây dựng vườn mẫu). Chủ trương xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và dần trở thành phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay Hà Tĩnh có 431 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu; 5.244 vườn mẫu đạt chuẩn; thu nhập bình quân/vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng/năm, miền núi và bán sơn địa trên 150 triệu đồng/năm; trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có 261 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Thành công đó đã giúp Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước trong phong trào xây dựng NTM, đồng thời lan tỏa phong trào làm vườn mẫu trên toàn quốc.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 41,25 tỷ USD, duy trì 09 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong nhóm 5 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo), ngành hàng rau quả tiếp tục đạt 3,35 tỷ USD. Đây là những “trái ngọt” của sự nỗ lực cố gắng ngoạn mục của toàn ngành trong năm “sóng gió” vừa qua.
Dự thảo đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và PTNT soạn thảo và sắp tới sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt ra mục tiêu, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau củ quả đạt 8 - 10 tỷ USD/năm, tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30%, công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, tăng gấp đôi hiện nay.
Dự thảo đề án đặt ra mục tiêu khá rõ ràng, đưa Việt Nam đứng trong nhóm 5 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu rau quả và hiện thực hóa bằng những con số khá cụ thể, như giá trị kim ngạch xuất khẩu rau, củ, quả đạt 8 - 10 tỷ USD/năm, muốn vậy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong 10 năm tới phải đạt bình quân 8% - 9%/năm, lấy thị trường để cơ cấu cây trồng và mùa vụ.
Hiện nay, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm rau quả qua chế biến của Việt Nam mới đạt khoảng 15,2%, nhưng 10 năm tới, con số này phải nâng lên gấp đôi.
Chứng kiến trong 3 năm qua có 8 nhà máy chế biến mới, với tổng vốn đầu tư lên tới 6.152 tỷ đồng, các chuyên gia tin tưởng trong những năm tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, dự thảo đề án chỉ rõ 10 năm tới phải thu hút đầu tư mới 50 - 60 cơ sở chế biến, bảo quản rau quả hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, hình thành nhóm sản phẩm nông sản chủ lực, lợi thế gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp của các địa phương.
Điển hình như: Công ty Đà Lạt Hasfarm có 167ha hoa ứng dụng công nghệ Hortimax Hà Lan; Công ty TNHH DVTM Trường Hoàng 06ha ứng dụng công nghệ cảm biến nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Italia để canh tác hoa lan hồ điệp; Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Nghiệp Đà Lạt (Tập Đoàn Lộc Trời) ứng dụng công nghệ Israel với quy mô 01ha trong canh tác rau. Hiện nay, các doanh nghiệp Elcom, Mimozatek đang cải tiến công nghệ tích hợp cảm biến điều khiển tự động cho các doanh nghiệp, HTX và nông dân ứng dụng.
Xây dựng mô hình phát triển kinh tế VAC theo GAP, nông nghiệp hữu cơ là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ vừa qua đã được Hội Làm vườn ở nhiều địa phương vận động hội viên, nông dân thực hiện.
Điển hình là HLV Sóc Sơn (TP Hà Nội) đã vận động hội viên, nông dân xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ có quy mô lớn như: mô hình trồng rau an toàn 450ha; trồng chè VietGAP 200ha, trồng bưởi Diễn, cam Canh hữu cơ 300ha. Ở các tỉnh miền Trung có HLV tỉnh Quảng Trị xây dựng 15ha vải thiều, thanh long ruột đỏ đạt tiêu chuẩn Việt GAP ở Tân Thủy – Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh). Hội cũng xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế VAC có hiệu quả phù hợp với các vùng sinh thái gò đồi, vùng cát trắng, đồng bằng...
Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân đang được các Hội Làm vườn Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Trà Vinh, Đồng Tháp… vận động hội viên liên kết với nhau hoặc liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất - thu mua - sơ chế - tiêu thụ sản phẩm nghề vườn theo chuỗi giá trị, vừa tạo điều kiện để hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến (giống, kỹ thuật sản xuất, công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm…), tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobleGAP, nông nghiệp hữu cơ, HACCP…) để tăng năng suất, chất lượng.
Điển hình như HLV Bắc Ninh (nay là Hội Nông nghiệp và PTNT) đã tham mưu cho tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế VAC quy mô HTX, trang trại, gia trại. Kết quả, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 3.200 trang trại và gia trại đầu tư trên 10 tỷ đồng với 10.000ha, thu hút 60.000 lao động. Tỉnh Hội đã tổ chức liên kết với các tập đoàn lớn với các trang trại như: Tập đoàn CP Grouup Thái Lan, Công ty Dabaco Việt Nam… hỗ trợ hội viên thực hiện chăn nuôi gà, lợn theo hình thức gia công, doanh nghiệp cung ứng giống hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Mô hình Câu lạc bộ trang trại được nhiều Hội địa phương thành lập đang làm rất tốt vai trò cầu nối giữa hội viên với doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, hình thành chuỗi sản xuất nông, thủy sản an toàn. Điển hình là Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh đã thành lập được nhiều Câu lạc bộ trang trại chuyên cây, chuyên con cấp huyện và có chính sách khuyến khích các trang trại có điều kiện thành lập doanh nghiệp để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
84 đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.