Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020 | 16:41

Những vi phạm đang tồn tại cần được làm rõ

Tự ý san lấp hàng nghìn m2 ao để xây dựng nhà trái phép; trạm trộn bê tông và hàng loạt nhà xưởng hoạt động không phép... chính quyền thờ, buông lỏng quản lý gây bức xúc cho người dân.

Lấn chiếm đê điều để xây dựng kho xưởng và xây dựng nhà kiên cố
 
Liên quan đến hàng loạt vi phạm của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
 
Theo nội dung đơn thư, người dân cho biết: Công ty Trung Sơn đã rất nhiều năm có hành vi lấn chiếm đê điều để xây dựng kho xưởng và xây dựng nhà kiên cố, hút cát sỏi, làm trạm trộn bê tông, xây dựng khu sản xuất gạch không nung trên diện tích hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp.
3320_image004.jpg
Khói bụi mù mịt mỗi khi xe chở vật liệu ra vào Công ty Trung Sơn (Nguồn: Xây dựng)
Mỗi khi có xe tải ra vào khu này để mua bán vật liệu xây dựng là kéo theo hàng loạt những cột khói bụi gây ô n hiễm môi trường, cày nát mặt đường đê. Việc khai thác cát sỏi ồ ạt của Công ty Trung Sơn không những gây tình trạng xói mòn, sạt lở bờ đê, thu hẹp đất liền, thay đổi dòng chảy tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến các công trình ven đê.
 
Đồng thời, khu vực hút cải sỏi của Công ty Trung Sơn ngoài việc bán ra thị trường cho người dân, công trình còn là nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất gạch không nung và làm trạm trộn bê tông ngay trong khu đất này. Đồng thời, trạm trộn bê tông chỉ cách UBND xã Hồng Vân 300m và hoạt động cả ngày cả đêm. Trong quá trình trộn bê tông, Công ty Trung Sơn không hề thực hiện các quy định, nghĩa vụ về bảo vệ môi trường.
 
Để ngăn ngừa khói bụi do trạm trộn bê tông gây ra, nhiều gia đình xung quanh phải đóng cửa suốt ngày, gia cố thêm lớp cửa kính bên trong; phủ ni lông lên các vật dụng trong nhà, đặc biệt vào ban đêm, những tiếng ồn từ hoạt động của trạm trộn bê tông này làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và người già và trẻ em.
 
Được biết, đây là khu đất vùng bãi ven sông Hồng giáp ranh với tỉnh lộ 427. Mặt khác, đoạn đường ở đây bị xuống cấp, nhưng chưa được cải tạo khiến mỗi khi xe ô tô chở vật liệu xây dựng từ trong bãi chạy qua đây làm rơi vãi cát xuống mặt đường gây ô nhiễm môi trường.
Không chỉ vậy, những “núi cát” được doanh nghiệp tập kết về bãi vật liệu xây dựng chất tải cao vượt mặt đê sông Hồng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Trên phần diện tích đất của Công ty Trung Sơn còn có một số nhà xưởng có diện tích rộng nghìn m2 và một trạm trộn bê tông.
3316_image002.jpg
Trạm trộn bê tông của Công ty Trung Sơn hoạt động khi chưa được cấp phép (Nguồn: Xây dựng)
Toàn bộ khu đất Công ty Trung Sơn mua lại của Công ty TNHH vận tải hàng hóa Hồng Vân thuộc thôn Cẩm Cơ, xã Hồng Vân được quy hoạch làm bãi tập kết vật liệu xây dựng từ những năm 2000 và đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007.
 
Công ty TNHH vận tải hàng hóa Hồng Vân có hợp đồng thuê đất số 56 HĐ/TĐ ngày 29/4/2004 với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tây cũ, được phép sử dụng 1.711m2 đất tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội.
 
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí ông Mai Văn Ngần – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân chia sẻ: Công ty Trung Sơn mua lại Công ty TNHH vận tải hàng hóa Hồng Vân của ông Trần Xuân Trản. Sau đó, Công ty Trung Sơn có tiến hành cải tạo các kho bãi cũ của Công ty TNHH vận tải hàng hóa Hồng Vân. Công ty Hồng Vân được UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận cho thuê đất 50 năm, còn việc xây dựng nhà xưởng đều được chấp thuận của Chi cục đê điều Sở nông nghiệp (Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội – PV). Có duy nhất trạm trộn bê tông là đang trình hồ sơ để xin cấp phép, nhưng theo tôi nghĩ đây cũng là một bài toán rất khó.
 
Đối với vấn đề khói bụi, ô nhiễm, sau một số thông tin phản ánh thì công ty đã xây cầu rửa, về mặt vệ sinh môi trường thì công ty này đảm bảo không vấn đề gì. Còn về tiếng ồn ảnh hưởng đến khu dân cư thì công ty này lại không gần khu dân cư.
 
Sau khi mua lại, Công ty Trung Sơn có cử anh Khải tiếp quản. Thực tế, Công ty Trung Sơn không phải sản xuất để bán, 1 số thông tin phản ánh bán cát là không đúng. Công ty Trung Sơn này mua lại Công ty Hồng Vân với mục đích đơn giản là sản xuất ra phục vụ cho chính họ. Có bê tông thì Công ty Trung Sơn vẫn bán ra ngoài, còn cát, đá, sỏi, gạch là phục vụ cho họ là chính.
 
Việc này được cấp phép. Các bãi khác chỉ có quyết định cho thuê đất của UBND Thành phố, còn riêng Công ty Trung Sơn được UBND tỉnh Hà Tây cấp cho Giấy chứng nhận cho thuê đất 50 năm, trên đấy ghi rất rõ được leo đậu bến thuyền, duy nhất có 1 thứ hiện nay họ đang vướng là trạm trộn chưa có phép (ông Ngần khẳng định).
 
Ông Ngần thông tin thêm, đây không phải xây mới mà là những nhà cũ Công ty Hồng Vân để lại bây giờ họ đang phá dỡ một cái nhà nữa. Nhưng trước khi phá họ đã lên Chi cục đê điều để xin chấp thuận trước xong bắt đầu mới tháo dỡ để xây dựng công trình mới.Cải tạo công trình trên đất thì mới được chấp thuận còn xây mới thì khó lắm. Người dân nhìn vào thì thấy hơi khác, trước đây lán của họ tôn xi măng nhưng sau đó đã lợp lại và làm cao lên.
3318_image003.jpg
Nhà xưởng này được người dân phản ánh mới xây dựng khoảng 3 năm nay (Nguồn: Xây dựng)
Đợt vừa rồi xã có làm hồ sơ liên quan đến cái kho mà Công ty Trung Sơn họ đang phá nhưng đang dở cái là không biết có phải cấp phép hay không, UBND xã cũng chưa nắm được mà chỉ phối hợp với Công ty Trung Sơn làm hồ sơ để họ xin chấp thuận.
 
Trước những sai phạm còn tồn tại của Công ty Trung Sơn, đề nghị UBND huyện Thường Tín, UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, xử lý dứt điểm tránh gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư vượt cấp kéo dài.

Tự ý san lấp hàng nghìn m2 ao để xây dựng nhà trái phép

Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, ông Phạm Tiến Điểm – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ đã tự ý san lấp hàng nghìn m2 ao để xây dựng nhà trái phép. Vị trí này gần trụ sở làm việc của UBND xã Dân Chủ nhưng vi phạm đã không bị ngăn chặn, xử lý dẫn đến những bức xúc trong nhân dân.

Theo thông tin phản ánh của người dân tại đội 12, thôn An Lại, xã Dân Chủ cho biết: Trong quá trình chia ruộng trước đây mỗi hộ dân trong đội 12, thôn An Lại đã để lại 1 phần đất không chia và dồn vào khu vực ao (gồm 2 ao) có diện tích trên 10.000m2. Sau đó diện tích ao này được sử dụng để cho đấu thầu lấy quỹ công ích.

Đến năm 2014, ông Nguyễn Tiến Điểm có đấu thầu lại khu ao này để nuôi thủy sản với thời hạn 50 năm với giá thầu là 800 triệu đồng. Tuy nhiên, do việc thanh toán tiền đấu thầu kéo dài và có tranh chấp lối đi với hộ dân liền kề, nên kể từ năm 2014 cho đến nay vẫn chưa có hợp đồng thuê thầu chính thức giữa ông Điểm với đội 12. Trong quá trình sử dụng, ông Điểm đã cho san lấp toàn bộ khu ao nhỏ, xây dựng nhà trái phép trên phần ao đã san lấp và cho người khác thuê lại. Đối với ao lớn, ông Điểm đã cho đắp bờ ngăn và san lấp khoảng trên 1.000m2. Ông Điểm cũng cho san lấp vào phần đường đi chung của hộ dân liền kề, dùng các cống bê tông để chặn đường đi, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người dân.

 

3053_image003.jpg
Khu vực ao lớn, ông Điểm đã cho đắp bờ ngăn và san lấp khoảng trên 1.000m2. (Ảnh: Khánh An – Thanh Thanh)

Đối với việc san lấp khu ao nhỏ và xây dựng trái phép, năm 2019 UBND xã Dân Chủ đã lập biên bản, yêu cầu ông Điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, ông Điểm không những không chấp hành mà còn tiếp tục san lấp hàng nghìn m2 ao lớn trong năm 2020. Việc san lấp diễn ra trong một thời gian dài, lại gần trụ sở UBND xã Dân Chủ. Tuy nhiên, do sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương nên những vi phạm tại đây vẫn chưa được xử lý.

Ông Phạm Tiến Điểm là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Dân Chủ, nhưng đã không gương mẫu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Không thực hiện yêu cầu của địa phương về khắc phục những vi phạm trong việc san lấp, xây dựng trái phép.

Khi phóng viên khảo sát hiện trường, một người dân sinh sống gần khu vực ao này, chỉ tay nhiệt tình giới thiệu: Trước đây khu vực này là ao cá Bác Hồ, bừa bộn lắm sau đó ông Điểm về quây vào cho gọn gàng. Đường bê tông này là ông ấy làm để đi ra. Ngôi nhà trên đất là của gia đình ông Điểm cho người khác thuê.

Để khách quan thông tin sự việc với báo chí, ông Trần Bình Trọng – Chủ tịch UBND xã Dân Chủ cho biết: Xã đã nhận được đơn thư phản ánh của người dân và đã thành lập tổ công tác để tiến hành kiểm tra, giải quyết, có báo cáo lên huyện rồi.

Khu ao này đang có tranh chấp về lối đi với hộ dân bên trong. Nhà chuyển đổi khoảng 40m2 xây dựng từ năm 2019 là sai và xã đây đã có biên bản xử lý hết rồi. Đối với ngôi nhà ông Phạm Tiến Điểm xây dựng trái phép trên diện tích đất ao, xã sẽ có phương án tháo dỡ - Ông Trọng thông tin thêm.

Công trình thủy lợi mới bàn giao đã hư hỏng nặng?

Công trình thủy lợi Pleikeo được đầu tư hơn 119 tỷ đồng, đã xảy ra nhiều sự cố nứt, vỡ, xói lở hàm ếch trông rất thảm hại. Trả lời về vấn đề này, UBND huyện Chư Sê (đơn vị chủ đầu tư) cho rằng dự án vẫn chưa nghiệm thu. Tuy nhiên, Kho bạc nhà nước tỉnh Gia Lai lại khẳng định đã nghiệm thu và thanh toán xong.

Cụ thể, theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai, tổng số tiền đã giải ngân qua kho bạc từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thời điểm đến 31/12/2019 như sau: Đối với phần đập chính, thuộc giai đoạn 1 thủy lợi Pkeikeo: Tổng mức đầu tư là 41,5 tỷ đồng, đã nghiệm thu thanh toán cho Công ty Xây Dựng T.Đ là 40 tỷ đồng.

Đối với phần thân đập và kênh mương dẫn nước, thuộc giai đoạn 2 của công trình: Tổng mức đầu tư là 77 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ vốn dự phòng ngân sách Trung ương 2018 là 70 tỷ, còn lại là ngân sách huyện Chư Sê.

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước Gia Lai thể hiện, phần xây lắp là hơn 64 tỷ, đã hoàn thành nghiệm thu khối lượng thanh toán là 63,998 tỷ. Ngoài ra, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát đã được thanh toán gần 4,5 tỷ đồng. Như vậy, công trình thủy lợi Pleikeo đã hoàn thành việc nghiệm thu và thanh toán, việc bàn giao chỉ là vấn đề thủ tục.

 

0628_image001.jpg
Bê tông thân đập đã bị nước mưa xói mòn. (Ảnh: Phi Long – Hà Gia)

Được biết, đơn vị tham gia phần xây lắp công trình thủy lợi (giai đoạn 2) là Công ty TNHH MTV Nghĩa Thành, có trụ sở tại tỉnh Quảng Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế và khảo sát là Chi nhánh Miền Nam - Công ty TNHH MTV tư vấn trường Đại học Thủy Lợi. Tư vấn giám sát là Công ty xây dựng và đầu tư Tân Việt, tư vấn đầu tư là Công ty TNHH MTV Anh Quân, cả hai đều có trụ sở tại tỉnh Gia Lai.

Hệ thống kênh dẫn của dự án thủy lợi PleiKeo có một kênh chính dài 560m, sau đó tách ra thành hai (kênh N1 và N2) có tổng mức đầu tư hơn 77 tỷ đồng (nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 là 70 tỷ đồng, ngân sách huyện Chư Sê hơn 7,7 tỷ đồng). Theo ghi nhận của phóng viên, từ khoảng tháng 8/2020, hệ thống đập phân phối nước và kênh dẫn đã xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng.

Kênh N1 (tổng chiều dài kênh và công trình kênh hơn 5,6km) có nhiều vị trí kênh máng bê tông bị nứt toác. Theo quan sát thực tế tại hiện trường, các vết trát vôi vữa chắp vá chằng chịt nhưng cũng không thể kết dính các điểm đã nứt.

Tuyến kênh N2 (tổng chiều dài kênh và công trình kênh 5,9km) không khá hơn, nhiều điểm nối giữa ống thép với kênh máng nứt toác, có điểm sạt lở gây nên tình trạng rỗng ruột, kênh máng bê tông chỗ có nắp đậy chỗ không.

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top