Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2021 | 15:54

Những viên “hồng ngọc” ở Diễn Thành

Xã Diễn Thành (Diễn Châu - Nghệ An) không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp, nơi đây còn ẩn giấu nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp.

t20.jpg

Sau một vụ, trừ tất cả chi phí, gia đình ông Thái Bá Gạc (xóm 6, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu) “bỏ túi” 20 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ với nhà nông.

 

Cứ mỗi lần đặt chân đến vùng đất này, đập vào mắt tôi là những vườn rau xanh mướt, nào su hào, bắp cải, nào súp lơ… cho đến những quả cà chua chín mọng, căng tròn…, thành quả chăm bón, vun trồng của những người con lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó.

Từ nhiều năm nay, bà con Diễn Thành đã chọn trồng cây cà chua để cải thiện cuộc sống và làm giàu. Cà chua trồng ở Diễn Thành là giống cà chua Savior có nguồn gốc từ Thái Lan, do Công ty TNHH XNK Syngenta Việt Nam nhập khẩu phân phối. Đây là giống cà chua chịu nhiệt tốt, có tính kháng cao với bệnh vàng xoắn lá, bệnh sương mai, bệnh đốm lá, có khả năng sinh trưởng tốt, phát triển khoẻ. Năng suất trung bình 1-2 tấn/sào.

 

t20a.jpg
Giống cà chua Savior là giống cà chua chịu nhiệt tốt, sinh trưởng và cho năng suất cao.

 

Quan trọng hơn, giống Savior chịu được nóng, có thể trồng vào các tháng nóng nhất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung khi mà hầu hết các giống cà chua khác không thể trồng được. Đây là ưu điểm rất lớn vì nông dân có thể trồng nghịch vụ, bán được giá cao hơn. 

Ông Thái Bá Gạc ở xóm 6 phấn khởi kể: “Tôi gắn bó với cây cà chua được 10 năm rồi. Giống này trồng không khó nhưng phải kì công, nếu không cắt tỉa cành thường xuyên thì chắc chắn… ít quả. Giống cà chua Savior không háo nước, chỉ cần một tuần tưới nước một lần là được.

Cà chua Savior một năm trồng được hai vụ. Vụ đầu trồng từ tháng 12, đến tháng 4  năm sau là có thể thu hoạch được. Tiếp đó cho đất nghỉ 3 tháng, đến tháng 7 có thể trồng tiếp và cho thu hoạch đến Tết.

Lão nông Thái Bá Gạc chia sẻ kinh nghiệm: “Hạt giống cà chua Savior ngâm trong nước (3 sôi, 2 lạnh) chừng 6 tiếng, sau đó vớt ra để khô rồi bỏ vào bầu, đợi đến lúc hạt nảy mầm thì có thể trồng được”.

 

t20b.jpg

Lão nông Thái Bá Gạc chia sẻ kinh nghiệm: “Hạt giống cà chua Savior ngâm trong nước (3 sôi, 2 lạnh) chừng 6 tiếng, sau đó vớt ra để khô rồi bỏ vào bầu, đợi đến lúc hạt nảy mầm thì có thể trồng được”.

 

Vào vụ, có ngày gia đình ông Gạc thu hoạch 1 -2 tạ cà chua. Năng suất đạt 3 tấn/sào, giá 10.000 đồng/kg, đa phần cà chua được thương lái đến thu mua tại ruộng. Mỗi vụ, gia đình ông Gạc thu về 20 triệu đồng.

“Vì sao giống này lại được bà con  lựa chọn trồng nhiều hơn các giống phổ thông khác? Do cà chua khi chín đỏ quả đặc, ăn ngon, chắc và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn”, ông Gạc cho biết.

Vụ đông này, toàn huyện Diễn Châu trồng trên 10ha cà chua, tập trung ở các xã: Diễn Thành, Diễn Phong, Diễn Hoàng. Để giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây cà chua nói riêng, cây rau màu vụ đông nói chung, Diễn Châu đã phối hợp với các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc cà chua. Cùng với đó, chỉ đạo cán bộ nông nghiệp của các địa phương thường xuyên kiểm tra, kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng, trừ đến người dân. 

Cà chua tuy không phải là cây trồng mới nhưng đây là một trong những loại cây trồng cho thu nhập cao nhất trên đồng ruộng Diễn Châu hiện nay.

 

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top