Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 12 năm 2017 | 9:40

Niềm vui mùa cà phê chín ở Tây Nguyên

Thời điểm cuối năm cũng là lúc những trái cà phê bắt đầu chuyển từ xanh sang đỏ, báo hiệu vụ mùa bận rộn của  nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Trên khắp  nương rẫy cà phê, nơi đâu cũng bắt gặp sự rộn rã của lời nói tiếng cười.

Bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2017-2018 với tâm lý phấn khởi bởi cà phê được mùa, được giá.

Ở Tây Nguyên, trái cà phê bắt đầu chín từ đầu tháng 11 dương lịch, nên thời điểm hiện tại bà con đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ cà phê niên vụ 2017-2018. Khác hẳn với những năm trước, năm nay thời tiết thuận lợi, mùa mưa kết thúc muộn, lượng mưa rải đều nên cà phê được bảo đảm lượng nước, trái nhanh lớn, sản lượng cao hơn mọi năm. Ước  năng suất trung bình  đạt 15 - 20 tấn quả tươi/ha. Những hộ tái canh bằng giống cà phê mới thì năng suất đạt tới 30 tấn quả tươi/ha. Đây chính là lý do mà mùa thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên rộn rã tiếng cười trên khuôn mặt người nông dân.

Vừa nhanh tay thu hái cà phê, bà Nguyễn Thị Thu (xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, Đắk Lắk) vừa cho biết: “Năm nay, Tây Nguyên có mưa lớn và kéo dài, đất đủ ẩm nên cà phê có lượng nước ổn định, chúng tôi tập trung bón phân, chăm sóc nên lượng quả nhiều, trái to, bóng mẩy… Nếu như năm trước, 1ha cà phê chỉ thu được khoảng 1,3 tấn thì năm nay có khả năng sẽ thu được gần 2 tấn nhân. Cà phê không chỉ được mùa mà giá cũng ổn định ở mức cao nên ai cũng phấn khởi. Hiện, giá cà phê tươi dao động ở mức 8.200-8.500 đồng/kg, giá cà phê nhân ở mức 40.000 đồng/kg”.

Sản lượng tăng, giá cao ổn định nên việc thuê nhân công thu hái cà phê cũng khiến người làm công vui lây khi giá ngày công thu hái cao hơn năm trước. Hàng ngày, ở các tỉnh Tây Nguyên, thu hút hàng trăm người từ các tỉnh ngoài tới làm công.

 Ông Phạm Hữu Tuyên (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) cho biết: “Nhà tôi có 3ha cà phê đang cho thu hoạch ổn định, trung bình 1ha cần 4-5 lao động. Năm nay giá thuê mướn nhân công trung bình 170.000-190.000 đồng/người/ngày. Nếu thuê nhân công ngoại tỉnh, chúng tôi còn phải bao ăn ở nữa… Tuy nhiên, do cà phê  được mùa, giá lại cao hơn nên chúng tôi sẵn sàng chi trả để việc thu hái thuận lợi”.

Tây Nguyên hiện có khoảng  583.000ha cà phê, trong đó tập trung nhiều ở Đắk Lắk. Đây là loại cây trồng chủ lực và mang tính chiến lược của vùng đất đỏ Tây Nguyên, góp phần phát triển ổn định kinh tế địa phương.

Với thế mạnh của vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn về cây cà phê. Cà phê Tây Nguyên chiếm hầu hết diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam và trở thành cây trồng có ưu thế tuyệt đối của vùng cũng như khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới và đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối.

 

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa quyết định phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 170 tỷ đồng. 

Mục tiêu của Đề án đến năm 2023, thu nhập của người trồng cà phê tăng 7% so với mức thu nhập bình quân niên vụ 2013 - 2014. Đồng thời, hoàn thiện quy trình canh tác cà phê chất lượng cao bền vững theo hướng GAP; xây dựng thương hiệu Cà phê Việt Nam chất lượng cao, bảo đảm có 50% doanh nghiệp đầu ngành gắn thương hiệu Cà phê Việt Nam.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top