Hơn 5 năm qua, bà Nguyễn Thị Lệ bị người thân trong gia đình chiếm đoạt đất. Để rồi bà đang đứng trước nguy cơ bị mất đất, rơi vào tình cảnh vất vưởng không nhà...
Theo bà Nguyễn Thị Lệ (sinh năm 1966) ở thôn Nam Hà, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam chia sẻ thì chồng bà là ông Thái Văn Đồng. Ông Đồng là em ruột ông Thái Đinh. Vào năm 1991, vợ chồng bà Lệ và ông Đồng chắt bóp, tằn tiện và xây được một ngôi nhà để sinh sống.
Hai năm sau đó, ông Đinh có ý định đi Sài Gòn nên ngỏ ý muốn vợ chồng bà Lệ đổi nhà. Theo đó, ông Đinh nhận nhà của bà Lệ để bán cho người dân địa phương là ông Trần Lành lấy tiền. Ngược lại, ông Đinh bàn giao ngôi nhà của cha mẹ ông Đinh cho vợ chồng bà Lệ, để qua ở và thờ phụng ông bà...
"Khi đó, ông Đinh có đưa sổ đỏ nhà đất cho vợ chồng tôi mang tên Thái Đinh. Năm 1996 nhà nước đổi sổ lại, chồng tôi là ông Đồng đem sổ đứng tên ông Đinh để chuyển đổi quyền sử dụng đất sang tên Thái Văn Đồng. Đó là thửa đất số 237, tờ bản đồ số 11, diện tích 924m2, loại đất thổ cư, thời hạn sử dụng lâu dài. Nhà và đất tại địa chỉ thôn Nam Hà, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam", bà Lệ kể lại chi tiết.
Bà Lệ hiện còn giữ đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến đất và ngôi nhà nằm trên phần đất này.
Đến năm 2002, ông Đồng qua đời, bà Lệ đã viết đơn xin đề nghị cấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 237, tờ bản đồ số 11, diện tích 924m2 để bà được đứng tên. Nhưng kể từ lúc này, những lùm xùm vướng mắc, tranh chấp đã xảy.
Theo đó, nếu chiếu theo hồ sơ 64 thì thửa đất của vợ chồng bà chính là thửa 237, tờ bản đồ số 11, theo sổ mục kê có tên kê khai là Thái Văn Đồng, tên chồng bà Lệ. Sổ địa chính và sổ cấp giấy không có tên đăng ký.
Thế nhưng theo hồ sơ 299 thì thửa đất 237 lúc bây giờ lại là thửa đất 166, tờ bản đồ số 03, diện tích 850m2, mang tên Thái Đinh. Lúc này, bà Lệ không hiểu vì sao đất của gia đình vợ chồng bà giờ lại được sang tên đổi chủ một cách khó hiểu như thế.
Dù rằng trước đó, vào ngày 30/03/2018, khi UBND xã Điện Trung tổ chức cuộc họp với sự có mặt của ông Đinh, bà Lệ, đại diện chính quyền địa phương cũng như đại diện bên họ tộc để lấy ý kiến công khai, thì tất cả mọi người đều thống nhất đó là đất thuộc về bà Lệ. Tại cuộc họp này, UBND xã Điện Trung đã kết luận: "Lô đất 237 tờ bản đồ 11 diện tích 924m2 là do ông Đồng kê khai nhưng chưa được cấp giấy, nguồn gốc đất do ông Đinh đứng tên. Sau khi các bên thống nhất để cho bà Lệ đứng tên xin cấp đất. Sau khi xét cấp đất và làm giấy tờ hợp pháp, bà Lệ sẽ cắt một phần diện tích theo hiện trạng mà nhà thờ đã xây dựng và chuyển nhượng cho nhà thờ tộc Thái. Ông Đinh cam kết không tranh chấp, không khiếu nại...".
Sau đó, năm 2018, UBND xã Điện Trung đã công khai danh sách cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho bà Lệ. Đến tháng 04/2019, UBND xã Điện Trung đã làm tờ trình gởi đến UBND thị xã Điện Bàn, Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Điện Bàn, về việc đề nghị chỉnh lý diện tích thửa đất, cũng như chuyển tải đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Lệ.
Tuy nhiên, đến bây giờ, như bà Lệ khóc, cho biết: "Nhưng giờ thì đất lại thuộc về ông Đinh, do ông ấy đứng tên. Còn tôi thì dù xin hoài nhưng vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
Bị... ngâm hồ sơ?
Theo tâm sự của bà Lệ, trong nhiều năm trời ròng rã liên tục, bà đi cầu cứu, gởi đơn khắp nơi mong giải quyết giúp đơn xin đề nghị cấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 237, tờ bản đồ số 11, diện tích 924m2. Mặc dù vậy, bà Lệ chưa được thỏa tâm nguyện ấy.
Theo bà Lệ, không ít lần bà bị cơ quan chức năng có thẩm quyền hứa sẽ giải quyết nhanh vụ việc. Tuy nhiên, sau đó, một bộ phận cán bộ lần lữa giải quyết, chối từ hồ sơ... Để rồi đến nay, ước mong được cấp giấy tờ quyền sử dụng đất vẫn chỉ là mong ước.
Hay có nhiều lần bà đi nộp hồ sơ đăng ký đất đai ở xã và huyện. Mặc dù được tiếp nhận hồ sơ, được hẹn trả hồ sơ... nhưng khi đến ngày được hẹn, bà Lệ lên lấy nhưng không được ra sổ.
"Tôi cứ được hẹn liên tục. Nhưng cũng bị thất hứa liên tục, tới nay tôi vẫn chưa có sổ đăng ký quyền sử dụng đất. Tôi bị ngâm hồ sơ suốt thời gian dài. Tôi thật sự rất buồn", bà Lệ tâm sự.
Mong ước mơ thành sự thật
Bà Lệ chia sẻ với nhóm phóng viên, vào ngày 28/5/2020, Lãnh đạo Phòng đăng ký đất đai thị xã Điện Bàn yêu cầu bà Lệ phải viết thêm hồ sơ đưa ông Đinh ký và đóng dấu nhà thờ Tộc Thái thì mới được cấp giấy chứng nhận đất trồng cây lâu năm. Khi đó, bà Lệ không đồng ý vì đất của bà Lệ đã lên thổ cư từ năm 1996.
"Bất ngờ và sốc hơn khi sau đó tôi lại phát hiện ra thửa đất của tôi đã làm sổ cho ông Thái Đinh, thửa đất số 166, tờ bản đồ số 03, diện tích 850m2, mang tên Thái Đinh. Ngoài ra, tôi phát hiện nhiều dấu hiệu đáng ngờ trong biên bản tranh chấp cuộc họp quyền sử dụng đất. Vì trước đây, đã được xác nhận và chứng thực thuộc về tôi. Nhưng đến lúc này trong hồ sơ hoàn toàn viết sai sự thật, giả chữ ký photocopy in qua. Đặc biệt, tờ giấy ý kiến của khu dân cư có in thêm chữ mục đậm thửa đất số 166, tờ bản đồ số 03, diện tích 850m2, mang tên Đinh. Phải chăng, ông Đinh đã "làm gì đó" với biên bản tranh chấp trước đây, cố tình sửa đổi một vài chi tiết có lợi cho ông ấy hay không?", bà Lệ thắc mắc, nghi ngờ.
Ở một diễn biến liên quan, bà Lệ đã từng viết đơn tố cáo ông Đinh chiếm đoạt đất sổ đỏ của bà. Nhưng cơ quan công an thị xã Điện Bàn đã cho rằng tố cáo ấy không có cơ sở.
"Năm 2002, chồng tôi chết thì ông Thái Đinh có vô nhà mở tủ lấy thứ gì đó, con tôi thấy nhưng do còn nhỏ nên không để ý thứ gì. Nên tôi cam đoan là khi đó ông Đinh đã lấy sổ đỏ của tôi nên tôi đã báo công an", bà Lệ nói.
Từ những sự việc như thế, bà Lệ than vãn rằng: "Tôi khổ quá. Tôi chỉ mong được cấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 237, tờ bản đồ số 11, diện tích 924m2 để tôi được đứng tên. Tôi chỉ có ước mong vậy thôi. Tôi ước mong sao điều đó trở thành sự thật. Rất mong được các cơ quan chức năng chia sẻ, vào cuộc để làm sáng tỏ, giúp đỡ tôi", bà Lệ mong mỏi.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.