Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2019 | 13:59

Nông dân Đặng Xá liên kết với Vineco sản xuất RAT: Đôi bên cùng có lợi

Thành quả 20 năm kiên trì lớp học đồng ruộng là nền tảng để nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm - Hà Nội) giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo an toàn thực phẩm.

1.JPG
Bà Nguyễn Thị Ngư (phải)  hướng dẫn nông dân phun thuốc BVTV.

 

Hiện, bà con nơi đây đang liên kết sản xuất rau các loại, cung cấp cho Công ty Vineco (Tập đoàn Vingroup) và nhiều đơn vị khác trong thành phố.

Cùng hưởng lợi

Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Ngư, thôn Đổng Xuyên. Bà cho biết, nhờ sự hỗ trợ của Trạm Trồng trọt và BVTV Gia Lâm, năm 2016, bà  thành lập Nhóm sản xuất rau an toàn PGS (có sự giám sát lẫn nhau giữa các hộ dân, và tự đảm bảo chất lượng sản phẩm), gồm 25 hộ gia đình, do bà làm nhóm trưởng. Các hộ sản xuất rau an toàn trên cánh đồng của mình, có sổ nhật ký ghi chép công việc hàng ngày.

Theo đó, hộ có diện tích nhiều nhất là 12 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), hộ trung bình 4 - 5 sào, ít nhất 2 sào, canh tác liên tục, đều đặn từ năm 2016 đến nay.

Là nhóm trưởng và là người trực tiếp ký hợp đồng cung cấp rau an toàn với Công ty Vineco, bà thường đi thăm đồng đều đặn; nhắc nhở nông dân công việc hàng ngày, nhất là kiểm tra sâu bệnh, khuyến cáo bà con phun thuốc trừ sâu đúng thời điểm.

Đơn cử như bắp cải thường bị sâu xám, sâu khoang xâm hại, qua theo dõi, thấy sâu sẽ nở trong 1- 2 ngày tới, bà chỉ đạo bà con phun thuốc ngay. Đặc biệt, phải phun thuốc có nguồn gốc sinh học, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất, thời gian cách ly sau khi phun 3 ngày, nhưng nhóm của bà thống nhất 5 ngày mới thu hái.  

Được biết, thời gian đầu Công ty Vineco chỉ nhập rau muống và yêu cầu các hộ ghi chép nhật ký đồng ruộng thường xuyên, để kiểm tra 2 lần/tháng. Nhưng nay Vineco đăng ký nhập thêm 2 sản phẩm nữa là bắp cải và ngọn bí đỏ. Ngoài yêu cầu ghi chép nhật ký đầy đủ, Vinecocòn tăng thời lượng đi kiểm tra 1 lần/tuần; còn việc lấy mẫu rau đi xét nghiệm thì bất kỳ lúc nào (thường là 1 lần/tuần).   

Để cung cấp đủ lượng rau theo đơn hàng với Vineco, nhóm của bà có 1 hộ chuyên sản xuất rau muống, diện tích 12 sào, giá bán 10.000 đồng/kg. Bắp cải 8 - 10 tạ, giá 9.000 - 10.000 đồng/kg. Ngọn bí đỏ bình quân 1 tạ/ngày, giá 1.000 đồng/ngọn.  Như vậy, trung bình mỗi ngày Công ty Vineco tiêu thụ tại ruộng cho nhóm trên 200kg rau các loại, bà con không lo đầu ra, chỉ chú trọng sản xuất theo cam kết, giữ chữ Tín trong làm ăn, hai bên cùng có lợi.

“Bước đầu, khi mới thành lập nhóm, gặp rất nhiều khó khăn, vì bà con đang quen sản xuất tự do, không có sổ nhật ký ghi chép, bón phân theo thói quen, không đúng liều lượng, lạm dụng thuốc BVTV. Hay tâm lý người canh tác phải sản xuất rau đẹp, mượt mà mới bán được giá cao. Nay, có nhóm trưởng khuyến cáo, bà con phun thuốc và cách ly đúng thời gian quy định”,  bà Ngư chia sẻ.

Bà Ngư cho biết thêm, trước khi ký hợp đồng với Vineco, bà đã liên kết sản xuất với Công ty An Lợi,  Công ty Nhân Hoà cung cấp thức ăn cho cho Khu công nghiệp Thanh Trì (Hà Nội); sản xuất rau bó xôi xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Bắc Giang. Sau khi về khảo sát ở Đặng Xá, thấy nhóm hộ của bà làm tốt, Công ty Vineco đã ký hợp đồng  từ năm 2016 đến nay.

Cùng bà con trên đồng ruộng…

Bà Ngư tâm sự, sự thành công của bà và 25 hộ dân trong  nhóm, trước hết nhờ sự tận tình hướng dẫn của cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội. Biết bà con bận rộn vào xế chiều, để tranh thủ ra ruộng chăm sóc rau, cán bộ kỹ thuâật về tập huấn cả buổi trưa, thường từ 13 - 15 giờ.

Nội dung tập huấn dễ hiểu, chủ yếu xoay quanh những vấn đề như chăm sóc rau, màu an toàn; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người sản xuất; giữ gìn vệ sinh, cảnh quan đồng ruộng. Nếu như trước năm 2016, rau của Đặng Xá sản xuất theo kiểu  “tự sản, tự tiêu”, thì nay đã có đầu ra ổn định.

Bà Trần Thị Huyền, Phó trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV Gia Lâm, cho biết: “Ngoài chương trình của Chi cục Trồng trọt và BVTV thành phố, năm 2018, Gia Lâm tổ chức 3 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm từ đồng ruộng. Hướng dẫn bà con ghi chép sổ nhật ký khi sử dụng thuốc BVTV; 1 lớp học về nắm bắt thị trường, thông tin từ phía người tiêu dùng, để xây dựng kế hoạch sản xuất. Nhờ có lớp học đồng ruộng, nhận thức người dân thay đổi, tỷ lệ ghi nhật ký sản xuất đạt 80 – 90% và ngày càng nâng cao”.

Ngoài ra, cũng theo bà Huyền, sau khi tham gia tập huấn, bà con đã sử dụng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học nhiều hơn; năng động hơn trong sản xuất, mùa nào thức ấy, hoặc cung cấp rau trái vụ để có thu nhập cao.  

Trao đổi với chúng tôi, Chi cục Trưởng, Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Phương, cho biết: “Từ năm 2016 - 2018, Chi cục  đã phối hợp với các địa phương  xây dựng 25 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng PGS trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại 25 xã, phường, thị trấn, thuộc 16 quận, huyện, thị xã, với tổng diện tích 1.138,7ha, nhằm nâng cao trách nhiệm người sản xuất, tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với rau an toàn. Đặc biệt, đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn danh mục vật tư đầu vào, hướng dẫn ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV, biên bản kiểm tra chéo”.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Theo đó, tại Kế hoạch số 145 ngày 17/4/2024 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đồng Nai năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

Top