Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 6 năm 2021 | 10:36

Nông dân miền Trung phấn đấu thực hiện “mục tiêu kép”

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thực hiện “mục tiêu kép” trong sản xuất nông nghiệp đang là mục tiêu và nhiệm vụ của nông dân miền Trung.

Phòng, chống dịch bệnh, nhưng không dừng sản xuất
 
Dịch bệnh Covid-19 không chỉ làm cho hoạt động của nền kinh tế ảnh hưởng, ngay cả đến sản xuất của người nông dân cũng thiệt hại không hề nhỏ, nếu như không có biện pháp để giúp nông dân khỏi thiệt hại.  Việc thực hiện “mục tiêu kép” để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, đồng thời cũng phải đảm bảo được công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả đang được người nông dân miền Trung áp dụng.
 
135d3074905t5885l6-149d2203802t22250l0.jpg
Bà Phan Thị Phương (thôn Hợp Duận, xã Hương Minh) tập trung dặm tỉa, bón phân cho 7 sào lúa của gia đình. (ảnh báo HT)
 
Bà Phan Thị Phương, thôn Hợp Duận, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, gia đình chúng tôi luôn ý thức được việc phòng, chống dịch bệnh là quan trọng nhất. Việc chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của chính quyền địa phương, là một trong những yêu cầu để dịch bệnh không lây lan rộng bên ngoài cộng đồng, tuy nhiên không phải vì thế mà công việc sản xuất ngưng trệ.
 
Gia đình tôi vụ Hè thu này gieo cấy 7 sào lúa, đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại, nhưng nhờ được tuyên truyền và chủ động trong phòng, chống dịch bệnh, gia đình chúng tôi vẫn ra đồng chăm sóc lúa cho kịp thời vụ. Trước kia ra đồng chăm sóc lúa đơn giản hơn, bây giờ phải chú trọng đeo khẩu trang, chú ý đến các biện pháp để phòng chống dịch. Bà Phương chia sẻ.
 
Theo bà Phương, phòng, chống dịch Covid-19 là việc làm cấp thiết với mỗi người dân. Tuy nhiên, việc duy trì, ổn định sản xuất cũng là vấn đề quan trọng trong thời điểm này để giúp kinh tế của gia đình nói riêng, huyện nhà nói chung cùng phát triển.
 
Gia đình ông Nguyễn Bình Nam ở thôn 3 (xã Ân Phú) đã khẩn trương huy động máy móc, chuẩn bị giống, phân bón để gieo trỉa ngô cho kịp thời vụ, sau khi đã thu hoạch xong 8 sào lạc.
 
135d3074847t9460l2-149d2203851t19570l0.jpg
Gia đình ông Nguyễn Bình Nam ở thôn 3 (xã Ân Phú) tập trung làm đất để xuống giống gần 8 sào ngô. (ảnh báo NA)

 

Theo ông Nam, nếu không thực hiện theo đúng thời vụ gieo trồng sẽ là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, vì thế gia đình ông đã khẩn trương gieo trồng 8 sào ngô. Sản xuất trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như thế này, chúng tôi phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh, khi tham gia sản xuất và lao động. Cụ thể là đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập đông người ở đồng ruộng và nơi sản xuất.
 
Còn gia đình của ông Nguyễn Thái Bình (thôn 1, xã Quang Thọ) thì tập trung chăm sóc hàng rào xanh, vườn cây ăn quả và các phần việc khác, sau khi đã hoàn thành công việc thu hoạch ngoài đồng ruộng. Nhờ vậy, khu vườn của gia đình ông vẫn cây trái xanh tươi và nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp hơn.
 
Ông Bình chia sẻ: “Trong thời gian cách ly y tế tại nhà, gia đình chúng tôi nhàn rỗi và đông đủ hơn nên đã cùng nhau làm các phần việc ở nhà. Trong đó, tập trung chăm sóc cho vườn cam gần 500 gốc đang cho quả. Nhờ chăm sóc tốt nên vườn cam luôn xanh mướt, trĩu quả, hứa hẹn sẽ mang về nguồn thu lớn cho gia đình vào cuối vụ”.
 
Không như những ngày đầu khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Việt Nam (đầu năm 2020), thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Người nông dân các địa phương đã biết vận dụng vừa sản xuất, vừa sản xuất nhưng đảm bảo được công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, vì thế tình hình sản xuất, gieo trồng và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp của bà con không không bị ngưng trệ
 
Kết nối để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
 
Việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, đang là một trong những thách thức lớn của chính quyền và các cơ quan chức năng. Nhiều địa phương đã đề ra các biện pháp kết nối để giải quyết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân rất hiệu quả.
 
Tại Nghệ An, Hội Nông dân của tỉnh đã tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân trong tỉnh và các tỉnh bạn như hành tím Sóc Trăng, mận hậu Sơn La, mận tam hoa Kỳ Sơn, dưa lưới Thanh Chương...
 
2fdc1109.jpg
Tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong mùa dịch COVID-19 tại Nghệ An

 

Nhằm hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ nông sản, thúc đẩy phát triển sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, khi mùa mận tam hoa ở Kỳ Sơn  đang vào vụ, nhưng thương lái không đến thu mua do dịch Covid-19, phần do thời tiết mưa lớn nên nhiều cây đã rụng quả gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân.
 
Trước tình hình đó, Hội nông dân đã vào cuộc, phát động và triển khai điểm bán hàng nông sản nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản của các địa phương trong nước và trong tỉnh. Sáng ngày 10/6, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức khai trương điểm kết nối tiêu thụ nông sản tại địa điểm Trung tâm Văn hoá tỉnh. Sau 1 ngày đã tiêu thụ được 15 tấn mận tam hoa Kỳ Sơn với giá 13.000 đồng/kg.
 
Với chủ trương hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân chứ không phải là “giải cứu” nông sản. Hội Nông dân tỉnh triển khai tới Hội Nông dân các huyện, thành, thị trong tỉnh đăng ký số lượng và chuyển về các điểm tiêu thụ tại các địa phương. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm nông sản sản xuất an toàn của nông dân trong tỉnh như dưa hấu, dưa lưới VietGAP, ổi, bí xanh, mật ong, các sản phẩm chăn nuôi như gà thịt… Các sản phẩm tiêu thụ đảm bảo sản xuất sạch, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
 
Ngoài ra, Hội nông dân Nghệ An còn tích cực triển khai chương trình “Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn” cho nông dân nhiều địa phương ngoài tỉnh… Huy động chuỗi Cửa hàng Nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh tham gia hỗ trợ địa điểm, nhân lực để giới thiệu, kết nối tiêu thụ nông sản.
 
Nhờ biện pháp này Hội nông dân Nghệ An đã hỗ trợ tiêu thụ được 40 tấn hành tím Sóc Trăng, 10 tấn mận hậu Sơn La, tới  đây Hội Nông dân tỉnh tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang và một số sản phẩm khác. Hội Nông dân tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản, phát huy vai trò của tổ chức Hội luôn đồng hành, là “điểm tựa” tin cậy của nông dân.
 
Để bà con nông dân thực hiện được “mục tiêu kép” trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, đòi hỏi ngoài ý thức của người nông dân trong quá trình lao động, sản xuất, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng và sự chia sẻ của mọi người dân.  
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top