Chưa bao giờ, người trồng cà chua ở Thái Bình lại rơi vào tình cảnh điêu đứng như năm nay khi cà chua liên tục giảm giá. Hiện, cà chua được bán với giá không quá 3.000 đồng/kg, thậm chí vào thời điểm thu hoạch rộ, chỉ còn 1.000 đồng/kg. Nhiều hộ chán nản không thu hoạch, bỏ cà chua chín thối ngoài đồng hoặc hái về cho gia súc ăn.
Ông Nguyễn Việt Mạo, Phó giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thái Bình xuống đồng khảo sát.
Trong tình cảnh “đứng ngồi không yên”, những ngày gần đây, nhiều hộ trồng cà chua tại Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ - Thái Bình) vẫn loay hoay tìm đầu ra cho những ruộng cà chua đang chín rộ ngoài đồng. Được biết, giá cà chua tại đây chỉ dao động từ 1.000-3.000 đồng/kg, thế nhưng vẫn rất khó bán. Không ít hộ đã bỏ đấy không thu hoạch, có nhà hái về cho gia súc hoặc ủ làm phân bón cho vụ sau.
Ông Nguyễn Việt Mạo, Phó giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thái Bình, cho biết: “Chưa bao giờ giá cà chua giảm mạnh như năm nay. Mỗi buổi chợ bán được một thùng khoảng 30-40kg cà chua, nếu được giá 2.000 đồng/kg thì mới thu về 60.000-80.000 đồng, trong khi đó phải mất nửa ngày hái, chưa kể xăng xe và các chi phí khác”.
Khốn khổ tìm đầu ra cho cà chua, anh Lê Xuân Tửu cho biết: “Năm ngoái, cà chua đầu mùa bán được giá 14.000 - 15.000 đồng/kg, vậy mà từ Tết đến giờ, giá không qua được 1.000 đồng/kg. Quả nào bé, thương lái không mua thì đành đem về cho lợn ăn”.
“Nhà nào không nuôi lợn thì đem bán cho những nhà chăn nuôi với giá 1.000 đồng/kg. Nếu họ mua 1 – 2 tạ lại phải chở đến nhà nên lãi đã chẳng có lại mất thêm tiền xăng. Thế nhưng, họ không mua thì cũng chẳng biết làm gì, vì mang ra chợ bán thêm được 2.000 đồng/kg thì cũng phải ngồi cả ngày”, anh Tửu than thở.
Về lý do cà chua giảm giá, ông Mạo cho biết: “Bà con mở rộng diện tích trồng cà chua dẫn đến sản lượng tăng mạnh khiến chênh lệch cung-cầu lớn”.
Ông Mạo mong muốn sớm nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị chức năng cũng như các doanh nghiệp trong việc thu mua cà chua cho bà con với mức giá hợp lý, giải quyết lượng cà chua tồn đọng hiện nay.
Lê Sơn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…