Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 12 năm 2021 | 10:45

Nông dân tự chế thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, do nông dân sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh, diệt côn trùng gây hại cho cây trồng. Nông dân ở một số địa phương đã tìm cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học mang lại hiệu quả

Tự chế thuốc trừ sâu sinh học
 
Mới đây trên địa bàn Nghệ An, nông dân đã tự chế thuốc trừ sâu sinh học bằng thảo mộc để phun cho các loại cây trồng, mang lại nhiều tác dụng về phòng trừ sâu hại và bảo vệ môi trường.
 
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học vừa phòng trừ được nhiều loại sâu hại, mà quan trọng hơn là bảo vệ được môi trường đất và sức khỏe con người, điều quan trọng hơn là những nguyên liệu dùng để chế thành thuốc trừ sâu sinh học lại có sẵn trong cuộc sống, chi phí thấp như: Quả ớt, củ gừng, tỏi, riềng, mật, rượu… cách làm cũng đơn giản.
 
bna_image_1081247_22112021.jpg
Ông Trương Văn Biên (người ngoài cùng bên trái) giới thiệu cách tự chế thuốc trừ sâu sinh học bằng thảo mộc cho một số nhà làm vườn. Ảnh: Xuân Hoàng
 
Ông Trương Văn Biên chủ trại cam ở xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành) cho biết, cách đây 3 năm, qua sách báo và tìm hiểu thực tế tại một số mô hình sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, ông về áp dụng ngay tại vườn cam 5 ha của gia đình mình.
 
Nguyên liệu làm chế phẩm sinh học được ông Biên sử dụng là 10 kg ớt, 10 kg tỏi, 10 kg gừng, 10 kg riềng, toàn bộ xay nhỏ đổ vào 20 lít mật mía, 20 lít rượu trắng, 20 lít dấm, 10 lít chế phẩm khác, trộn đều trong thùng nhựa có dung tích khoảng 200 lít, chỉ sau 20 ngày ngâm ủ, mở nắp thùng đánh đều là sử dụng được. Khi sử dụng, pha 1 lít dung dịch sinh học với 40 lít nước sạch để phun lên cây trồng. Với thùng 200 lít dung dịch đó, ông Biên phun được 2 lần trên toàn bộ diện tích 5 ha cam.
 
So sánh giữa sử dụng thuốc BVTV hóa học và chế phẩm sinh học này được ông Biên cho biết, mỗi lần phun thuốc BVTV chi phí 6 triệu đồng, đáng lo ngại hơn là gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư. Trong khi sử dụng thuốc tự chế sinh học bằng thảo mộc này chi phí chỉ có 2 triệu đồng/thùng 200 lít, mà phun được 2 lần, tiết kiệm được 60 – 70% chi phí phòng trừ sâu bệnh, nhưng hiệu quả lại như mong muốn mà hiệu quả phòng trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh...
 
Nhiều nông dân ở Yên Thành cũng học tập theo ông Biên để chế ra thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng vào việc bảo vệ các loại cây trồng cho mình.
 
Theo ông Nguyễn Tiến Đức – Trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, những năm qua, nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự chế thuốc trừ sâu bằng sinh học thảo dược là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học tự chế không có tính chất đặc trị đối với một số sâu bệnh, mà chủ yếu là xua đuổi các loại sâu hại, đặc biệt là côn trùng. Đây là cách làm mới nhưng rất thực tế, dễ làm, hiệu quả, giảm được chi phí trong sản xuất. Ngành khuyến khích người nông dân sử dụng để vừa bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng nhưng quan trọng hơn là để tạo ra nguồn nông sản sạch.
 
Hà Tĩnh nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học trừ sâu hại
 
Đứng trước yêu cầu đòi hỏi phải có sản phẩm nông sản sạch, vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng, vừa giảm được chi phí, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đáp ứng được các quy định ngặt nghèo của các quốc gia, khi nhập khẩu sản phẩm nông sản của Việt Nam. Thời gian gần đây, các cơ quan chuyên môn, các địa phương đã đầu tư nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các chế phẩm để tạo ra thuốc trừ sâu sinh học.
 
122d4095357t31353l0.jpg
Sản phẩm sinh học Metarhizium anisoppliae.
 
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh thực hiện dự án nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm ký sinh (Metarhizium) để quản lý rầy nâu hại lúa và phòng trừ sâu, rệp hại rau màu, cây ăn quả tại Hà Tĩnh.
 
Sau 2 năm, từ 20 chủng nấm được thu thập và phân lập, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 chủng nấm có tiềm năng để sản xuất. Hiện tại, Trung tâm đã hoàn thiện các công thức phù hợp nhất để nhân giống và sản xuất.
 
Đồng thời, đơn vị sản xuất thực tế 500 kg chế phẩm sử dụng trên các mô hình thử nghiệm tại các xã Nam Điền, Tượng Sơn (huyện Thạch Hà). Kết quả cho thấy chế phẩm có hiệu lực trừ sâu hại đạt gần 78%. Tương tự, kết quả trên cây ăn quả tại xã Nam Điền đạt trên 75% sau 10 ngày xử lý.
 
Nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học diệt sâu, bọ
 
Việc sử dụng thảo dược thay thế hóa chất trong phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng đã và đang được bà con nông dân xã Tào Sơn huyện Anh Sơn (Nghệ An) thực hiện mang lại hiệu quả cao từ nhiều năm nay.
 
Ông Nguyễn Viết Bảy - thôn 9, xã Tào Sơn huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết: “Chỉ cần chịu khó chứ không khó làm. Việc chế thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc và tỷ lệ nhất định. Sau khi đã ngâm gừng, ớt cay, tỏi xay nhuyễn với rượu trong thời gian 7 - 15 ngày thì lắng lọc cặn để sử dụng. Số bã còn lại tiếp tục cho rượu vào ngâm để sử dụng cho các lần tiếp theo. Tùy theo mật độ sâu để pha thuốc; nhưng với 300ml dung dịch ngâm lần đầu pha với 15-18 lít nước đủ phun cho 1 sào rau màu”.
 
“Tôi đã dùng thuốc BVTV mua ở các đại lý và thuốc trừ sâu tự chế của mình để đối chứng. Kết quả cho thấy, thuốc trừ sâu tự chế hiệu quả ngang ngửa so với các loại thuốc BVTV trên thị trường”, ông Bảy khẳng định.
 
108d4114027t5225l5-126997103-7300031509.jpg
Nấm ký sinh tiêu diệt được khoảng 80% sâu hại trên cây ăn quả tại mô hình trang trại ở xã Nam Điền (huyện Thạch Hà).

 

 
Chị Nguyễn Thị Lê Na tại huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) còn dùng nước cây bồ hòn để trừ sâu vẻ bùa, tro bếp trừ sâu độc thân… trên cây cam.
 
Bên cạnh đó, Na còn trồng thêm cây dẫn dụ, hoặc xen canh cây khác để giãn sâu bệnh như cây ổi trừ rầy, trồng hàng rào sinh thái để ngăn sâu bệnh của các vườn cam xung quanh tràn sang… Nhờ vậy mà năng suất, hiệu quả vẫn đạt như mong muốn.
 
Không chỉ cho quả nhiều, chất lượng thơm ngon mà sản phẩm cam quả còn được bán với giá đắt.
 
“Các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh từ thảo dược hoàn toàn sạch, giá thành rẻ, không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho người sử dụng như thuốc hóa chất BVTV mua ngoài đại lý”, bạn Lê Na chia sẻ.
 
Theo những người sử dụng chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt cay ngâm với rượu để trừ sâu bệnh cho biết: “Dung dịch này có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh...; hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành. Đặc biệt, nếu phun vào thời điểm sáng sớm và trên cơ sở mật độ của sâu bệnh nhiều hay ít để hòa dung dịch đậm hay nhạt thì càng cho hiệu quả cao”.
 
Tính đến nay, đã có hàng trăm hộ dân tại xã Tào Sơn áp dụng hình thức sử dụng chế phẩm sinh học này để trừ sâu bệnh. Qua tìm hiểu của chúng tôi, các xã vùng lân cận thuộc huyện Anh Sơn như Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Lạng Sơn… cũng đã tự chế thuốc trừ sâu bằng thảo dược để phòng trừ sâu bệnh gây hại. Nhờ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, sản phẩm rau màu, lúa, củ, quả của các hộ nông dân nơi đây làm ra đến đâu bán hết đến đó với giá cao.
 
Cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học
 
Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; trong lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá; trong lá của cây cà chua có chất Alkaloids; trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại. Do đó nông dân có thể chế biến thuốc trừ sâu sinh học đơn giản bằng những nguyên liệu sẵn có, cách làm đơn giản nhưng hiệu quả bằng cách thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu, cồn đựng trong thùng hay chậu trong một thời gian nhất định, tuỳ từng loại, thông thường ngâm trong 3 - 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.
 
 
bna_image_411499_22112021.jpg
Nguyên liệu dùng để tự chế thuốc trừ sâu sinh học gồm: Ớt, gừng, tỏi, riềng, rượu trắng, dấm, mật mía... ngâm trong vòng 20 ngày là sử dụng được. Ảnh: Xuân Hoàng
 
Hay đun sôi những loại cây cỏ có độc tố trong khoảng 1 - 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã.
 
Hoặc ép (chiết xuất) các loại cây, cỏ có độc chất diệt được sâu, bọ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.
 
Sử dụng các chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu, bọ và các loại côn trùng khác trên các loại cây trồng, đang được nông dân ở các địa phương áp dụng. Nhất là trong việc ứng dụng phương pháp sản xuất hữu cơ như hiện nay, thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học này là hết sức cần thiết. Vừa đảm bảo được sản phẩm sản xuất ra không có tồn dư hóa chất, bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ được môi trường. Đặc biệt là sản phẩm nông sản của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang các quốc gia khó tính khác, từ đó giá trị nông sản sẽ được nâng cao, đời sống và kinh tế của nông dân không ngừng phát triển.
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top