Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 | 13:43

Nông nghiệp công nghệ cao phát triển nhảy vọt ở Trung Quốc

Là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới, Trung Quốc có 300 triệu nông dân với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc lá...

Đáng chú ý, chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hình thành sa mạc.

 

1.jpg
Trang trại thông minh trồng cà chua ở Ô Trấn, Chiết Giang. Ảnh: South China Morning Post.

 

Đột phá công nghệ

Kể từ khi Chương trình Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao (CNC) quốc gia (Chương trình “863”) được thiết lập, công nghệ nông nghiệp cao ở Trung Quốc phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc gia và thu được một loạt cơ sở kỹ thuật cho phát triển ngành công nghiệp CNC cho nông nghiệp.

Trung Quốc đã lựa chọn và trồng thành công một loạt  giống tốt mới, công nghệ chủ chốt có sự đột phá như công nghệ sản xuất cây trồng hiệu quả an toàn, công nghệ nhân giống động vật khỏe mạnh, công nghệ bảo tồn nước trong nông nghiệp.

Một số thành tựu trong ứng dụng CNC trong nông nghiệp như: Các nghiên cứu về gien, liên tục cung cấp số lượng lớn nguồn gien cho việc cải tiến di truyền và tạo ra các giống động và thực vật mới; Hệ thống công nghệ nhân giống phân tử được thiết lập, và một nhóm các giống cây trồng cấp cao mới được trồng. 

CNC đã thúc đẩy việc nâng cấp và cập nhật kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản và có những đóng góp xuất sắc từ nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu và gia tăng thu nhập cho nông dân. 

Nghiên cứu về nông nghiệp kỹ thuật số và công nghệ thông tin nông nghiệp đã có tiến bộ lớn, cung cấp các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho sản xuất và quản lý nông nghiệp.  

Sáng chế về y sinh học nông nghiệp đã có nhiều thành tựu sáng tạo, đặt nền móng cho sự phát triển công nghiệp hóa. Công nghệ sử dụng sinh khối toàn diện đã đạt được những tiến bộ nhất định, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển nông nghiệp khép kín và xây dựng nông thôn mới…

Hình thành các khu NNCNC

Chuyên gia Zhong Yu của Viện Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển (Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc) cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đảm bảo lợi ích của nông dân và làm giàu cho nông dân như xóa bỏ thuế nông nghiệp và “4 trợ cấp” (trợ cấp lương thực, trợ cấp giống tốt, trợ cấp mua máy nông cụ lớn, trợ cấp nông nghiệp tổng hợp). Bằng cách này, một hệ thống để hỗ trợ và bảo vệ nông nghiệp về cơ bản được thiết lập, vì thế tổ hợp các mô hình về sản xuất nông nghiệp, các thiết bị kỹ thuật và phương thức quản lý tổ chức công nghiệp cũng thay đổi rất nhiều. Nông nghiệp truyền thống dần được hiện đại hóa với các quan hệ rộng mở và kết hợp giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cũng như đô thị hóa.

Ở Trung Quốc, khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là khu trình diễn sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển hóa kết quả khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất. Dựa vào mục tiêu của “Đại hội khoa học nông nghiệp toàn quốc” và “Cương lĩnh phát triển KH&CN toàn quốc”, Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với 6 bộ/ngành (nông nghiệp, thủy lợi...)  lần lượt xây dựng 71 khu NNCNC cấp quốc gia để trình diễn các CNC và mới điển hình nhằm phổ cập cho toàn quốc. Ngoài ra, các tỉnh, huyện cũng xây dựng 6.000 khu NNCNC nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng.

Việc xây dựng một số khu NNCNC thành công ở Trung Quốc đã mang lại thành tựu nổi bật cho việc phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm mới, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và gia tăng thu nhập cho nông dân. Điển hình là các khu NNCNC ở Vân Nam, Thiểm Tây, Bắc Kinh, Sơn Đông, Quảng Đông...  

P.V (theo farmindustrynews)

 

Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top