Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 6 năm 2018 | 22:0

Nông nghiệp hướng tới kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, nếu không xảy ra biến động lớn về thiên tai, xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt 40 tỷ USD trong năm nay.

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm diễn ra hôm nay (28/6) tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT cho biết, 6 tháng đầu năm, nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức tăng 4%. Giá trị xuất khẩu nông, lâm thủy sản tăng trưởng 4,2%, tăng 12%, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,4 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,9 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

nong nghiep huong toi kim ngach xuat khau 41 ty usd hinh 1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định,  phát triển thị trường là giải pháp quan trọng nhất.

Nhiều mặt hàng nông sản là điểm sáng của ngành như: gạo, lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ, rau quả…. Đây là tiền đề, tạo đà để nông nghiệp hướng đến mục tiêu cả năm đạt mức tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD; 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, độ che phủ rừng đạt 41,65%...

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó quyết liệt chỉ đạo sản xuất các ngành hàng theo chuỗi giá trị, chủ động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, bám sát các mục tiêu tăng trưởng và điều chỉnh kịp thời với các kịch bản ứng phó với thiên tai và thị trường. Với hơn 4 tỷ USD xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lâm nghiệp là ngành có kim ngạch và giá trị xuất siêu đứng đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu xuất khẩu lâm sản cả năm đạt 9 tỷ USD là điều có thể đạt được khi Việt Nam ngày càng chủ động được nguồn nguyên liệu thông qua việc chuyển đổi hàng trăm ngàn ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến đồ gỗ nội ngoại thất xuất khẩu.

“Với mức tăng 12,7% sẽ quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ, thị trường chắc chắn sẽ đạt được 9 tỷ USD với phương thức giữ ổn định các thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới. Đồng thời, khuyến cáo với các doanh nghiệp sử dụng các nguồn nguyên liệu hợp pháp, nói không với những nguyên liệu không hợp pháp. Về lâu dài sẽ xây dựng những khu vực gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ và liên kết chuỗi giữa người trồng rừng và những công ty chế biến để nâng cao giá trị lâm sản”.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, theo lĩnh vực chuyên ngành các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương cử các đoàn công tác xuống các địa phương miền núi phía Bắc vừa chịu ảnh hưởng trong đợt mưa lũ tháng 6, hỗ trợ sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, trong 6 tháng cuối năm, ngành sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về thiên tai. Khó khăn về thị trường xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đối với các thị trường lớn cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch mà các nước nhập khẩu đưa ra.

 Bên cạnh đó, việc phát triển hàng hóa lớn với sức sản xuất tăng cao cũng mang lại nhiều rủi ro về dịch bệnh. Vì vậy các đơn vị trực thuộc Bộ phải bám sát các mục tiêu tăng trưởng của từng ngành hàng để tổ chức sản xuất và thực hiện. Từ nay đến cuối năm không chỉ quan tâm đến thị trường truyền thống mà còn phát triển các thị trường mới, còn nhiều dư địa….

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Tới đây phải nghiên cứu những thị trường mới mà dư địa còn như, các thị trường khu vực ASEAN, nghiên cứu thị trường Ấn Độ và những phân khúc thị trường mới để phục vụ chiến lược chung về hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông sản. Đồng thời, tổ chức tốt thị trường trong nước, với 96 triệu dân, chúng ta không lý gì không tổ chức các thiết chế hạ tầng thương mại cũng như những phương thức thương mại phù hợp và thích ứng với sự phát triển của xã hội. Trên cơ sở này cân đối hơn giữa thị trường trong nước và nước ngoài”.

Trước đó, đầu giờ sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Công đoàn ngành Nông nghiệp đã phát độngủng hộ người dân vùng chịu thiên tai ở miền núi phía Bắc, với số tiền thu được là 900 triệu đồng. Số tiền này sẽ được đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ cho 2 tỉnh gồm: Lai Châu và Hà Giang./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

Top