Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 1 năm 2022 | 19:56

Nông nghiệp Thủ đô bắt nhịp chuyển đổi số

Cùng với xu thế chuyển đổi số, hướng tới thành phố thông minh đang diễn ra mạnh mẽ tại Hà Nội, ngành nông nghiệp Thủ đô hiện đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử.

image001.jpg

HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - một trong những mô hình tiêu biểu thực hiện sản xuất nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp của TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Thành Nam

 

HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (Hà Nội) là một trong những mô hình tiêu biểu thực hiện sản xuất nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp bằng các giải pháp đồng bộ như: Nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QR code gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu.

HTX còn đẩy mạnh bán hàng qua các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử nên dù dịch COVID-19 tác động, chuỗi sản xuất - tiêu thụ của HTX Rau quả sạch Chúc Sơn vẫn duy trì, phát triển ổn định, doanh thu năm 2021 ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất đang được nông dân sử dụng để giải bài toán năng suất, chất lượng và giá trị. Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp…

“Tính đến tháng 11/2021, có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa vào các sàn thương mại điện tử…”, ông Lương Quốc Đoàn cho biết thêm.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hằng năm, Hội Nông dân Thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, trong đó có công nghệ số. Giai đoạn 2015-2020, đã có 3.200 hộ nông dân tại Hà Nội đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ.

Chuyện nông dân tiếp cận công nghệ số không mới, số lượng nông dân đã và đang ứng dụng công nghệ số trong sản xuất ngày một tăng, tuy nhiên số đó vẫn còn rất nhỏ so với 9,1 triệu nông dân cả nước. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân: Trình độ công nghệ chung thấp; số doanh nghiệp tiếp cận công nghệ số chưa nhiều, chưa mang tính phổ biến; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ chưa hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực cũng đang là vấn đề…

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề xuất Nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp; xác định các công nghệ số ưu tiên và các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, Hội Nông dân Thành phố sẽ tiếp tục đóng vai trò cầu nối để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Từ thực tế sản xuất, ông Phạm Văn Hoạch, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ứng Hòa mong muốn Nhà nước cần có chính sách đào tạo nông dân tiếp cận công nghệ số, xây dựng chương trình và mục tiêu để các địa phương phấn đấu thực hiện.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cũng cho rằng nông nghiệp không thể đứng “một mình” trong tiến trình chuyển đổi số. Muốn thành công, tất cả phải cùng làm và chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ người nông dân.

Do vậy, các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin, trang bị cho người nông dân kiến thức cần thiết về chuyển đổi số để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, qua đó tự nguyện tham gia tiến trình chuyển đổi số với phương thức phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác, nông dân số là yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với đó là các chính sách, cơ chế khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực nhập cuộc trong chuyển đổi số. Các chủ thể này cần khẳng định vai trò tiên phong và là đầu tàu, chủ động trong việc thiết lập các ứng dụng số cho chuỗi liên kết, hợp tác; tạo lập các hợp đồng kinh tế thông minh, bền vững với người nông dân; dẫn dắt người nông dân tham gia tiến trình chuyển đổi số…

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top