Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 31 tháng 10 năm 2017 | 2:20

Nông thôn mới ở Thông Nguyên

Sáng tạo trong phát triển kinh tế, người dân xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì - Hà Giang) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn đóng góp quan trọng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Lễ hội chọi dê Hoàng Su Phì 2017 được tổ chức tại Thông Nguyên.

Thoát nghèo từ nuôi dế

Mới đây, trong chuyến điền dã đến  Hoàng Su Phì, chúng tôi may mắn được xem Lễ hội chọi dê lần thứ 6 của huyện, được tổ chức tại xã Thông Nguyên. 

Ông Lù Văn Chung, Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, cho biết: Là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, nền kinh tế của Hoàng Su Phì chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có khoảng 30.000 con dê, đây chính là vật nuôi chủ lực trong cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện.

Sở dĩ Thông Nguyên được chọn là nơi tổ chức Lễ hội chọi dê vì xã này đang dẫn đầu huyện về chăn nuôi dê, với hơn 500 hộ tham gia nuôi, số lượng đàn gần 8.000 con. Ông Nguyễn Văng Chung, Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên, cho hay, chăn nuôi dê đã từng bước giúp nhiều gia đình có cuộc sống khấm khá. Nếu so với nuôi lợn thì nuôi dê hiệu quả hơn nhiều vì vốn đầu tư ít, thức ăn cho dê chủ yếu là cây cỏ, hoa lá ở rừng. Thời gian dê trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7-12 tháng, đạt trọng lượng từ 30-35kg/con. Trung bình hai năm một con dê cái đẻ khoảng 4 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Ở Thông Nguyên, có ngót 100 hộ nuôi số lượng lớn, từ 50-100 con dê. Với giá xuất chuồng 70.000 - 80.000 đồng/kg, cũng đem lại thu nhập 60-150 triệu đồng/năm cho mỗi hộ.

Điền dã các xã trong huyện Hoàng Su Phì, chúng tôi nhận thấy cơ sở hạ tầng của các xã còn chưa hoàn thiện, giao thông đi lại khó khăn. Hầu hết các xã, đường ô tô chỉ đến được trụ sở UBND xã; còn từ trung tâm xã đến các bản làng đều chưa có đường cho xe ô tô. Thậm chí nhiều bản, xe máy cũng không tới được, mà phải đi bộ trên những con đường đất nhỏ thó dốc đứng. Riêng ở xã Thông Nguyên, cũng với địa hình hiểm trở như vậy, nhưng đường bê tông đã đến từng bản làng. Các cơ sở hạ tầng khác cũng có sự khác biệt so với các xã trong huyện, khi các trường học đều đã đạt chuẩn quốc gia; 13/13 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn; xã có 1 chợ đạt chuẩn; 11/13 bản có internet; 98,9% hộ có nhà ở đạt chuẩn; 100% hộ gia đình thâm canh ngô, lúa theo quy trình kỹ thuật; 98,8% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 10/13 thôn được công nhận Làng văn hóa; trên 70% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% số hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh; 100% số hộ chăn nuôi có chuồng trại kiên cố hợp vệ sinh.

Xã đầu tiên trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Nhà homestay ở Nậm Hồng.

Cách đây gần 2 năm, vào ngày 27/11/2015, Thông Nguyên là xã đầu tiên của huyện Hoàng Su Phì được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thời gian triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trước những khó khăn, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã đoàn kết, triển khai thực hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ đạt 4 tiêu chí vào năm 2010, Thông Nguyên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí chỉ sau 5 năm. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng hạ tầng thiết yếu được ưu tiên. Nhưng điểm đột phá chính là phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân. Vào năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên đến hơn 20%, thu nhập bình quân chỉ trên dưới 10 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2016, thu nhập bình quân đã đạt 21 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3%.

Nhiều mô hình kinh tế tuy mới được người dân triển khai, nhưng đã đem lại hiệu quả cao. Đến thăm mô hình nuôi cá của ông Vần Kim Đưởng, Bí thư Đảng ủy xã, tại thôn Nậm Lìn, chúng tôi bất ngờ bởi quy mô nuôi cá với diện tích mặt nước 1.200m2 mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thực hiện đề án Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội của các đảng ủy cơ sở vùng nông thôn tỉnh Hà Giang (Đề án 145), Bí thư Đảng ủy xã đã vận động 5 cán bộ trong Ban Thường vụ, mỗi đồng chí xây dựng và làm thử nghiệm một mô hình kinh tế. Các mô hình nuôi cá của Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văng Chung; mô hình nuôi cá, nuôi lợn, nuôi chim cút của Chủ tịch HĐND xã Vàng Văn Dương; mô hình nuôi dê của Phó bí thư Đảng ủy xã Triệu Thanh Siểu... đều được đánh giá cao.

Đến nay, Thông Nguyên có 17 mô hình nuôi lợn, dê, trâu..., do cán bộ xã thực hiện tại gia đình. Noi gương cán bộ xã, hàng trăm hộ nông dân mạnh dạn phát triển mô hình trồng chè, cây ăn quả… Chăn nuôi hàng hóa phát triển, với 150 hộ nuôi dê số lượng lớn; 45 hộ nuôi trâu hàng hóa với mỗi mô hình hiện có từ 8-10 con trâu. Hàng trăm hộ gia đình nuôi cá trong ruộng lúa bậc thang, đều đem lại thu nhập cao. Gia đình anh Phàn Văn Hon (thôn Làng Giang) triển khai mô hình trồng cây ngọc am, với diện tích 3ha, đầu tư ban đầu 60 triệu đồng, hiện cho thu nhập 300 triệu đồng/năm.  Khoảng 20 gia đình làm dịch vụ homestay phục vụ khách du lịch.

 Ông Nguyễn Văng Chung chia sẻ:  “Nếu cán bộ chỉ nói và vận động nhân dân mà không trực tiếp làm, thì không mang lại hiệu quả. Cán bộ làm mới biết hướng dẫn bà con nên trồng cây gì, nuôi con gì. Khi làm mới rút kinh nghiệm, phải theo nhu cầu thị trường thì hiệu quả mới cao. Mô hình phát triển kinh tế đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, hỗ trợ xã trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, UBND huyện Hoàng Su Phì đã lựa chọn Thông Nguyên để xây dựng xã điển hình kiểu mẫu về phát triển kinh tế nông nghiệp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân. Đề án đưa Thông Nguyên thành xã đi đầu huyện về phát triển nông nghiệp nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phát triển trồng lúa, đậu tương hàng hóa, chè tiêu chuẩn hữu cơ và VietGAP; xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê hàng hóa tại các thôn bản trên địa bàn xã; bình quân lương thực đạt trên 650 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người...

Chu khôi

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top