Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ người dân nhập cảnh trái phép qua các đường mòn lối mở vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nhiều vụ nhập cảnh trái phép
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết, trong 2 ngày 18 và 19/9, Đồn Biên phòng Cô Ba đã phát hiện 2 vụ với 14 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam qua các đường mòn, lối mở trên khu vực biên giới của địa phương này.
Cụ thể, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 19/9, tổ công tác của Đồn Biên phòng Cô Ba phát hiện 7 công dân Việt Nam (4 nam, 3 nữ) đang nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam qua khu vực biên giới thuộc xóm Lũng Nà, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Bảy công dân trên ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An… xuất cảnh trái phép từ Việt Nam sang Trung Quốc từ đầu năm 2020 để làm thuê. Hiện nay, do dịch bệnh phức tạp, lực lượng chức năng phía Trung Quốc kiểm tra gắt gao nên các công dân tìm cách nhập cảnh trái phép ngược lại về nước.
Tiếp đến vào rạng sáng 18/9, tổ công tác của Đồn Biên phòng Cô Ba cũng phát hiện 7 công dân Việt Nam (3 nam, 4 nữ) nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, Đồn đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc, (Cao Bằng) đưa nhóm người nói trên đi cách ly theo quy định.
Thời gian gần đây, tại Hà Giang lực lượng chức năng cũng liên tiếp phát hiện các nhóm người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở. Chỉ tính trong 3 ngày từ ngày 10 - 12/8, Đồn Biên phòng Xín Cái, huyện Mèo Vạc cũng đã phát hiện, bắt giữ 22 người nhập cảnh trái phép và tiếp nhận 15 người được Cục Công an, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trao trả.
Trước thực trạng trên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã tăng cường thêm hàng trăm chiến sỹ cho cho các đồn biên phòng trên địa bàn. Hiện, Bộ đội Biên phòng Hà Giang luôn duy trì nghiêm 68 chốt cố định và 17 tổ cơ động tham gia thường trực 24/24h để quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch covid-19. Cán bộ, chiến sỹ biên phòng Hà Giang luôn bám trụ biên giới, thường xuyên tuần tra, kiểm soát biên giới, ngăn chặn không cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa, tụ tập đông người.
Tại Tây Ninh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này cho biết, gần đây các đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Phước Tân, Chàng Riệc đã phát hiện 4 vụ với 10 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ, ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi nhập cảnh trái phép, các đồn biên phòng đã bàn giao tất cả các trường hợp trên cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các huyện đưa đi cách ly tập trung theo quy định.
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép
Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, thời gian gần đây, tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép qua tuyến biên giới huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) diễn biến rất phức tạp. Cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự trên tuyến biên giới, cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng Hà Giang và các đơn vị chức năng đang thực hiện thêm nhiệm vụ "kép" - vừa ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, vừa phòng, chống dịch Covid-19. Gánh vác trọng trách nặng nề nhưng những người lính nơi tuyến đầu vẫn luôn can trường vượt gian khổ, giữ biên cương bình yên.
Quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc" của Thủ tướng Chính phủ, Đồn biên phòng Xín Cái thường xuyên duy trì các chốt, tổ kiểm soát lưu động, làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chốt chặn trên biên giới. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, Đồn Biên phòng Xín Cái đã phát hiện, bắt giữ 145 vụ với 663 người nhập cảnh trái phép; tiếp nhận 73 vụ với 352 người được phía Trung Quốc trao trả, thiếu tá Dũng cho biết thêm.
Trong khi đó, hoạt động người xuất, nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn vẫn diễn ra và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Các công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam hầu hết là công dân Việt Nam, trước đó đã xuất cảnh sang Trung Quốc lao động làm thuê, do không có đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý hợp lệ nên đã tìm cách về nước thông qua các đường dây môi giới, tổ chức đưa, đón người nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở trên biên giới.
Không chỉ phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập cảnh trái phép, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và các lực lượng chức năng còn liên tục ngăn chặn, xử lý nhiều đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép, nhất là các mặt hàng về thiết bị y tế, nguyên liệu thuốc bắc và các sản phẩm từ thịt lợn, gia cầm...
Để ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đang duy trì 156 lán, chốt cố định và tổ cơ động, 17 chốt kiểm soát chặt chẽ hoạt động người ra vào khu vực biên giới, cửa khẩu.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã chủ động trao đổi với lực lượng chức năng phía Trung Quốc về tình hình dịch bệnh, tổ chức trao trả công dân hai bên, sẵn sàng tiếp nhận công dân Việt Nam do phía Trung Quốc trao trả, thu dung đưa về khu cách ly theo quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép" ở khu vực biên giới.
Tính đến tháng 9/2021, đã có trên 10.000 hộ dân ở khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn ký cam kết thực hiện các nội dung phòng, chống dịch và tham gia đấu tranh, tố giác người xuất, nhập cảnh trái phép. Cùng với đó, các đơn vị Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức gắn hàng trăm hòm thư tố giác tội phạm tại nhiều thôn, bản, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách thức tố giác tội phạm cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công tác này.
Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn cho biết, để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm; hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịchCovid-19, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã bám địa bàn, chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật từ sớm, từ xa. Cùng với đó, Ban Chỉ huy đơn vị cũng nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với các hành vi vi phạm pháp luật trên khu vực biên giới, cửa khẩu, quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh lây lan qua biên giới, cửa khẩu.
Trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh biên giới hiện nay chưa có dịch, đang là tỉnh “vùng xanh” để bảo vệ thành quả này, thiết nghĩ các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phạt hiện, ngăn chặn người nhập cành trái phép, chặn nguồn lây của dịch từ bên ngoài. Cùng với đó, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vượt biên trái pháp vào Việt Nam.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.