Đó là chị Nguyễn Thị Diên, Giám đốc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh, “thuyền trưởng” đầy bản lĩnh trên thương trường, giàu lòng nhân ái và tâm huyết các hoạt động từ thiện.
Những ngôi nhà nghĩa tình dành cho người nghèo, những ngôi trường được xây ở vùng sâu,vùng xa, những chương trình trao tặng bò ý nghĩa, món quà Tết ấm lòng… với số tiền hơn 60 tỷ đồng trong 6 năm qua, Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh luôn gắn chặt việc kinh doanh với công tác xã hội. Ở đấy, có chị Nguyễn Thị Diên, “thuyền trưởng” đầy bản lĩnh trên thương trường, giàu lòng nhân ái và tâm huyết các hoạt động từ thiện.
Chị Diên chia sẻ: “Hơn 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay thì cũng có chừng ấy năm tôi gắn bó với Agribank . Trong sự phát triển của doanh nghiệp luôn có sự đóng góp của người dân, muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, người cầm trịch phải luôn đặt chữ Tâm lên đầu.Truyền thống ấy đã được lớp lớp cán bộ dựng xây, trở thành nét văn hóa nhân văn của Agribank Hà Tĩnh. Đó cũng là lý do khiến cho công tác từ thiện xã hội của ngân hàng cứ dày lên theo năm tháng”.
“Đại sứ” vì người nghèo
Xuất thân trong gia đình lao động, phải tự lập từ nhỏ, chị Diên rất thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh nghèo khó của người dân nên chị luôn giản dị, thân thiện, gần gũi khi đến với họ. Đó là “bí quyết” để chị có thể làm tốt công tác “dân vận khéo”. Với chị, làm từ thiện đó là niềm vui sẻ chia, niềm vui được đem đến cho ai đó nụ cười ấm áp và quan trọng phải làm bằng Tâm và tất cả tấm lòng.
Với tâm niệm đó, mặc dù công việc quản lý bận rộn nhưng chị vẫn âm thầm sắp xếp thời gian, lên kế hoạch cụ thể cho các chương trình thiện nguyện. Chính những nụ cười rạng rỡ của mỗi hoàn cảnh khó khăn sau khi nhận được món quà của ngân hàng giúp đỡ đã sưởi ấm trái tim chị, là động lực để chị tiếp tục thực hiện tốt và phát triển các chương trình an sinh xã hội. Suốt những năm qua, từ miền núi đến vùng sâu, vùng xa, dấu chân nghĩa tình của chị và cán bộ, nhân viên Agribank Hà Tĩnh đã đến được với biết bao người nghèo ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, vì thế, người dân luôn nhắc đến chị, nhắc đến Agribank Hà Tĩnh với danh hiệu “Đại sứ” vì người nghèo.
Sau mỗi trận bão lũ, nghe thông tin nơi này, địa phương kia bị tàn phá nặng nề là chúng tôi lại thấy bóng dáng chị. Lúc thì quần áo, chăn màn, khi thì lương thực, thực phẩm. Hoặc mỗi khi nhận được thông tin về những cảnh đời nghiệt ngã, khó khăn, tai nạn, trẻ mồ côi cơ nhỡ... là thấy chị có mặt trao những phần quà có ý nghĩa.
Trao “cần câu” chứ không “cho cá”
Khi hỏi chị Diên, với vai trò Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank Hà Tĩnh, thủ lĩnh của một đơn vị công việc bận rộn như vậy nhưng chị vẫn say sưa với các chương trình từ thiện, có lúc nào chị cảm thấy mệt mỏi? Chị cười: Được nhìn thấy thành quả từ hoạt động kinh doanh, được thấy và cảm nhận nụ cười, giọt nước mắt cảm động và cái nắm tay cảm ơn của những người nông dân chân chất khiến tôi vô cùng hạnh phúc nên chẳng thấy bận rộn, vất vả.
Chị kể: “Năm 2013, chương trình “Lục lạc vàng” của Agribank ghi dấu ấn ở Hà Tĩnh, nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân và trong rất nhiều hoàn cảnh tôi đến trao quà, tôi nhớ mãi cái dáng người khắc khổ của chị Cao Thị Khai, xóm Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch (Hương Khê). Khi được nhận bò, chị Khai vui lắm. Chị vuốt ve, ôm hôn con bò và nói với tôi trong nước mắt: “Tui (tôi) mất bố mẹ từ lúc lên 3, từ nhỏ đã phải tự bươn chải, cuộc sống khó khăn nên khi nhận được con bò này tui cảm động và thấy như bố mẹ sống lại cho tui một tài sản lớn”.
Rồi sau này khi gặp lại chị Khai, chị khoe với tôi: Con bò ngày nào được tặng, giờ đã có thêm nhiều chú me (bê) con. Đối với gia đình tui, con bò như vàng, vàng sinh ra vàng thì không có niềm vui nào bằng, hai con tui bán để lấy tiền sửa nhà, trả nợ, cho con ăn học còn hai con nuôi lâu ngày mến tay, mến chân nên không muốn bán, dành để làm vốn.
Từ câu chuyện đó, tôi luôn trăn trở một điều: “Càng đến với người nghèo, về với các miền quê, vùng sâu, vùng xa, càng thấy đất nước đổi mới rất nhiều, song ở địa phương này, xã kia vẫn còn nhiều người nghèo quá và nhiều mảnh đời bất hạnh. Quan điểm của Agribank Hà Tĩnh là trao cho nông dân “cần câu” thay vì “cho cá” để người dân tự vươn lên thoát nghèo bền vững, để họ có niềm tin, hy vọng, tiếp thêm sức mạnh để họ cố gắng phấn đấu. Và tôi thấy hạnh phúc nhất là khi quay trở lại, cuộc sống của họ nhiều thay đổi, món quà trao tặng được sử dụng hiệu quả”.
Trải qua sóng gió, nếm trải những vất vả trên thương trường, chị Nguyễn Thị Diên vẫn luôn vững vàng chèo lái khẳng định uy tín, gặt hái được nhiều thành công nhất định. Vậy nhưng, thành công mà chị tâm đắc và cảm thấy hạnh phúc nhất là những chuyến thiện nguyện, được người dân yêu quý, đồng nghiệp tin tưởng. Với chị, đó là “cái được” lớn nhất và tấm huân chương cao quý nhất của mình.
Cuộc sống sẽ đẹp biết bao nếu quanh ta có những tấm lòng luôn sẻ chia và trái tim ấm áp, yêu thương. Và ở nhân cách, hành động của chị Nguyễn Thị Diên, người “thuyền trưởng” của Agribank Hà Tĩnh, lòng nhân ái đang nở hoa từng ngày.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.