Cảng cá Lạch Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) hiện đang bị rác thải bủa vây, ảnh hưởng sức khoẻ người dân và hải sản mỗi khi về bến.
Cảng cá Lạch Vạn, huyện Diễn Châu là cảng cá tấp nập nhất của huyện, và cũng là một trong những cảng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An, là nơi neo đậu 447 tàu thuyền của ngư dân xã Diễn Ngọc, và hàng trăm tàu cá của các địa phương lân cận.
Song, cảng cá này hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng, bởi mùi hôi thối nồng nặc và rác thải bủa vây, nhất là thời điểm tàu thuyền về bến.
Nguy hiểm hơn, không những cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, mỗi khi hải sản khai thác về cũng được rửa ở đây, trước khi xuất bán.
Nhiều người dân nhận định, hải sản đánh bắt ngoài khơi, có thể không bị ô nhiễm, nhưng do được tư thương rửa ở ngay dòng nước đen ngòm này, nên không còn an toàn, nhìn đã thấy “ghê”.
Hiện, rác thải các loại tại cảng cá xuất hiện khắp nơi, nhất là ở khu vực 2 bên cánh gà của cảng. Người dân xã Diễn Ngọc cho biết: lượng rác quá nhiều, lâu ngày không được thu dọn nên bốc mùi hôi thối, gây ách tắc các cống thoát nước, mặc dù có được thu dọn nhưng chỉ vài ngày, rác lại tràn ngập.
Nhìn dòng nước tại cảng đen ngòm, hôi thối khiến ai cũng phải"rùng mình".
Quảng Bình: Người dân bắt được cặp cá lạ nghi là sủ vàng, giá tiền tỷ
Người dân thôn Thượng Giang vừa bắt được một cặp cá lạ, nghi là cá sủ vàng quý hiếm, nặng khoảng 7kg mỗi con.
Cặp cá nghi sủ vàng được người dân bắt trên sông Loan
Theo đó, trong lúc đánh lưới tại cửa sông Loan, anh Cao Minh Châu (SN 1968) và Cao Thành Tấn (SN 1970), trú thôn Thượng Giang, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã bắt được 2 con cá lạ, nghi cá sủ vàng quý hiếm, có giá trị cao trên thị trường.
Mỗi con cá có chiều dài khoảng 70cm và nặng 7kg. Toàn thân cá có vảy vàng óng ánh, đuôi cá vàng đỏ, đầu miệng cá đều có màu vàng. Cả 2 con cá trên đang được anh Châu bảo quản, nếu được giá sẽ bán.
Cá sủ vàng được cho là loài cá quý hiếm, thịt thơm ngon. Đặc biệt, bong bóng cá sủ vàng, được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu, trong lĩnh vực y tế, nên có giá rất cao.
Mặt khác, loại cá này còn tạo thành cơn sốt, vì thị trường mua bán diễn ra bí ẩn, cùng nhiều đồn thổi, giá cá lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí, cả tỷ đồng.
Ở Việt Nam, loài cá sủ vàng hiện còn rất ít, và gần như tuyệt chủng. Song, chúng chưa được đưa vào sách đỏ, vì vẫn có thể đánh bắt được.
Ngư dân Lộc Hà "trúng đậm" ốc xoắn, sò bi
Gần một tháng nay, ngư dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) rất phấn khởi, vì "trúng đậm" ốc xoắn, sò bi, mỗi ngày thu nhập hàng chục triệu đồng.
Gần một tháng nay, ngư dân Lộc Hà trúng đậm ốc xoắn, sò bi
Gần một tháng nay, mỗi sáng sớm, tại Cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, khoảng 25 - 30 tàu thuyền của bà con ngư dân xã Thạch Kim, Thạch Bằng đã cập bến, mang về hàng tấn ốc xoắn, sò bi.
Cứ sau một ngày đêm ra khơi, tính ra mỗi tàu đánh bắt được từ 2 – 3 tấn ốc xoắn, bán với mức giá 1,5 – 2 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, nhiều thuyền khai thác được 3 – 5 tấn sò bi, thu về hơn 10 triệu đồng/ngày.
Ốc xoắn được các tư thương thu mua, vận chuyển vào thị trường phía Nam, và xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn sò bi được bán cho các trang trại nuôi tôm hùm, để chế biến làm thức ăn cho tôm.
Được biết, hàng năm, loại ốc này vẫn xuất hiện trên vùng biển Lộc Hà, nhưng sản lượng không nhiều như năm nay. Nhờ bán được giá, đầu ra ổn định, nên ngư dân rất phấn khởi, hăng hái vươn khơi, bám biển.
Việc trúng đậm sò bi, ốc xoắn trong những ngày qua, cũng đã thúc đẩy các dịch vụ hậu cần nghề cá, ở Cảng Cửa Sót sôi động, nhộn nhịp hơn.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.