Sau một tháng thả nuôi, ông Lương Văn Mong, ở huyện Lấp Vò, xuất bán 800 kg cá linh non, giá 120.000 đồng mỗi kg, lãi 60 triệu đồng.
Đầu tháng 7, ông Mong mua ba triệu cá linh giống, nuôi trong ao rộng 2.000 m2. Nửa tháng đầu thả nuôi, ông tạo trứng nước (một loại sinh vật phù du) cho cá ăn. Sau đó, cá chuyển sang thức ăn dạng bột. Sau 35 ngày thả nuôi, khi cá to bằng đầu đũa ăn, cỡ 500-600 con đạt trọng lượng một kg, chủ ao bắt đầu thu hoạch.
Do mới đầu mùa nước nổi, cá linh khan hiếm, thương lái tranh mua với giá cao, 120.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí cá giống 9 triệu đồng, thức ăn hơn 10 triệu đồng và chi phí khác ông lãi khoảng 60 triệu đồng. "Nuôi này khoẻ lắm, mỗi ngày cho ăn hai lần. Cá ít bị sự cố, thời gian nuôi ngắn", người nông dân quê huyện Lấp Vò cho biết.
Mới nuôi năm đầu, dù lãi cao song ông Mong không thả nuôi tiếp vì sợ giá giảm. Hơn nữa, thực khách chỉ chuộng cá non, ít xương nếu thị trường chậm, cá để quá lứa không ngon, càng khó bán. "Để theo dõi thị trường thêm một năm coi sao, chứ lỡ nuôi nhiều quá không bán hết thì chỉ ủ mắm", ông nói.
Cách nhà ông Mong 20 km, ông Lê Văn Thảo sắp xuất bán lứa cá linh đầu tiên và chuẩn bị thả tiếp lứa thứ hai với 6 triệu con. Năm thứ hai thả nuôi, ông Thảo có nhiều kinh nghiệm và đang thử nghiệm cách nuôi không cần dùng thức ăn.
"Trứng nước có rất nhiều trong các ao cá tra đã xuất bán, nếu nuôi cá linh mật độ thấp lượng trứng có thể đủ cá ăn", ông nói. Ngoài cho ăn thức ăn, ông sử dụng máy tạo thêm oxy đáy cho cá.
Năm trước, người nông dân quê Lai Vung cũng thả nuôi hai vụ cá linh non, lãi hơn 100 triệu đồng. Sắp tới nếu tìm được thị trường ổn định, ông sẽ nuôi quanh năm. "So với cá tra va tôm càng xanh, cá linh dễ nuôi hơn nhất là vào mùa nước nổi. Cá mau lớn không cần chăm sóc nhiều, ít bị bệnh", ông chia sẻ.
Cá linh một trong những đặc sản của mùa nước nổi miền Tây. Cùng với sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ngoài tự nhiên, hiện cá linh rất khan hiếm. Giá cá bán ngoài thị trường dao động 200.000-300.000 đồng một kg.
Trước thực tế đó một số kỹ sư, nhà nghiên cứu tìm cách nhân giống và thành công như trường hợp của PGS. TS Nguyễn Văn Kiểm, nguyên giảng viên Đại học Cần Thơ và thạc sĩ Nguyễn Hữu Tân, giảng viên Khoa thuỷ sản Đại học Đồng Tháp. Một doanh nghiệp ở An Giang cũng chế biến, đóng hộp cá linh bán ra thị trường.
Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho biết mô hình nuôi cá linh trước mắt đáp ứng nhu cầu thị trường đang, tạo thu nhập tốt cho người nuôi. Về lâu dài, sở sẽ nhân rộng mô hình nuôi cho phù hợp, xây dựng thương hiệu giúp nông dân bán giá cao.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.